ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Dấu ấn tuần qua: Nhìn lại 1 năm biểu tình Hồng Kông
Sunday, June 14, 2020 4:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ngày 9/6/2019, hơn 1 triệu người Hồng Kông xuống đường phản đối luật dẫn độ. Hơn 1 năm đã trôi qua với biết bao cuộc biểu tình lớn nhỏ, người dân xứ Cảng Thơm vẫn bền bỉ trên con đường đấu tranh cho tự do.

Những dấu mốc quan trọng trong phong trào biểu tình

9/6/2019: Hơn 1 triệu người Hồng Kông biểu tình luật dẫn độ

12/6/2019: Người dân bao vây tòa nhà Hội đồng lập pháp. Cảnh sát bắn đạn cao su và hơi cay trấn áp cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Văn phòng chính phủ đóng cửa

15/6/2019: Trưởng đặc khu Hồng Kông – bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tuyên bố hoãn vô thời hạn luật dẫn độ

1/7/2019: Người biểu tình xông vào tòa nhà Hội đồng lập pháp nhân kỷ niệm 22 năm ngày Anh Quốc bàn giao Hồng Kông cho Trung Quốc

9/7/2019: Carrie Lam tuyên bố rằng dự luật dẫn độ đã chết

30/7/2019: 44 nhà hoạt động bị buộc tội bạo loạn, lần đầu tiên cáo buộc này được sử dụng trong các cuộc biểu tình

14/8/2019: Cảnh sát và người biểu tình đụng độ tại sân bay quốc tế Hồng Kông

4/9/2019: Carrie Lam thông báo sẽ rút dự luật dẫn độ. Người dân nói rằng điều này là “quá ít, quá muộn”.

1/10/2019: Người dân biểu tình nhân dịp Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 70 năm cầm quyền. Cảnh sát bắn đạn thật vào một người biểu tình 18 tuổi.

4/10/2019: Carrie Lam thông báo lệnh cấm che mặt, châm ngòi cho các cuộc biểu tình tiếp theo. Một cảnh sát bắn đạn thật vào một cậu bé 14 tuổi.

23/10/2019: Luật dẫn độ được rút

4/11/2019: Sinh viên đại học Chow Tsz-lok, 22 tuổi, rơi từ tầng ba xuống tầng hai của một bãi đậu xe khi cảnh sát giải tán người biểu tình. Một tuần sau, anh qua đời.

17 – 29/11/2019: Cảnh sát vây hãm, tấn công trường Đại học Bách Khoa Hồng Kông, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo. Hơn 1.100 người biểu tình, chủ yếu là thanh niên, bị bắt.

27/11/2019 (giờ Mỹ): Tổng thống Mỹ Donald Trump ký Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông và Đạo luật Bảo vệ Hồng Kông

1/1/2020: Hàng chục ngàn người biểu tình nhân dịp năm mới

18/4/2020: Cảnh sát bắt giữ 15 nhà hoạt động, bao gồm nhà sáng lập Đảng Dân chủ Martin Lee, 81 tuổi, và ông trùm truyền thông Jimmy Lai, 71 tuổi

21/5/2020: Bắc Kinh thông báo luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông

24/5/2020: Hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình phản đối luật an ninh quốc gia

27/5/2020: Cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay trấn áp người biểu tình phản đối luật an ninh quốc gia và dự luật quốc ca

28/5/2020: Quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết dự luật an ninh quốc gia

29/5/2020 (giờ Mỹ): Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ra lệnh cho chính quyền của ông bắt đầu quá trình loại bỏ quy chế đặc biệt cho Hồng Kông

Từ biểu tình phản đối luật dẫn độ đến luật an ninh quốc gia

Ngày 9/6/2019, hơn 1 triệu người Hồng Kông tuần hành ôn hòa để phản đối luật dẫn độ sang Trung Quốc đại lục, bảo vệ các quyền tự do cho thành phố. Kể từ đó, người dân Hồng Kông thường xuyên chứng kiến các vụ đụng độ, bắt giữ và sự tàn bạo của cảnh sát. Một thành phố yên bình ngày nào trong một năm qua thường xuyên tràn ngập trong hơi cay.


Hơn 1 triệu người Hồng Kông tuần hành phản đối luật dẫn độ vào ngày 9/6/2019 (ảnh: Joseph Chan/Unsplash).

Từ phong trào biểu tình phản đối luật dẫn độ đến luật an ninh quốc gia, đều không có người chủ chốt hay đảng cụ thể nào lãnh đạo. Bằng tinh thần đoàn kết và sự khao khát tự do, người dân Hồng Kông đã tổ chức các cuộc biểu tình dưới nhiều hình thức linh hoạt, lúc thì tuần hành, lúc thì tọa kháng, có khi chỉ là ngồi gấp hạc, cầu nguyện… Có không ít sự kiện lên tới cả triệu người, khiến người dân thế giới phải khâm phục. Trước tinh thần đó của người dân Hồng Kông, chính quyền của Trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam đã phải nhượng bộ, thông báo rút hoàn toàn luật dẫn độ. Tuy nhiên, người dân Hồng Kông tuyên bố sẽ không bỏ cuộc cho đến khi cả 5 yêu cầu của họ được đáp ứng.


Người biểu tình giơ 5 ngón tay thể hiện khẩu hiệu: “Năm yêu cầu, không thể thiếu một” trong cuộc tuần hành ngày 8/12/2019 (ảnh: doctorho/Flickr).

Cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ có sự góp mặt của những người dân ở đủ các độ tuổi, từ những em nhỏ cho đến học sinh, sinh viên, công nhân viên đến những người đã về hưu.

Zita, một học sinh 16 tuổi tham gia biểu tình chống luật dẫn độ nói với TIME rằng, mặc dù em thấy sợ, nhưng em thấy mình cần phải đứng ở tuyến đầu, để bảo vệ những người biểu tình còn trẻ hơn em ấy.

Tờ SCMP đưa tin, ông Wong, ngoài 80 tuổi, là một thành viên của nhóm Bảo vệ con trẻ. Ông cùng những người cao tuổi khác thành lập nhóm tình nguyện, với mong muốn bảo vệ những người trẻ tuổi yêu dân chủ khỏi bị cảnh sát tấn công. Ông thừa nhận rằng, điều này rất nguy hiểm, vì cảnh sát có bình xịt hơi cay, có những vũ khí khác, nhưng ông cho rằng rất đáng để đánh đổi vì tương lai của con trẻ.

Cứ như thế, phong trào biểu tình Hồng Kông kéo dài cho đến khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát vào cuối năm ngoái. Các cuộc biểu tình tạm lắng xuống nhưng ý chí dân chủ của người dân xứ Cảng Thơm vẫn luôn còn đó. 

Trong kỳ họp Lưỡng hội của chính quyền Trung Quốc hồi tháng 5, các nhà cầm quyền thông báo dự luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông, trong đó cấm toàn bộ hoạt động ly khai, lật đổ chính quyền trung ương, các hoạt động khủng bố ở thành phố và hành vi can thiệp của nước ngoài trong các vấn đề Hồng Kông. Dự luật này châm ngòi cho một làn sóng biểu tình mới.


Người dân Hồng Kông tuần hành phản đối luật an ninh quốc gia ngày 24/5/2020 (ảnh: Studio Incendo/Flickr).

Bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người vì dịch bệnh, ngày 24/5/2020, hàng trăm ngàn người đã xuống đường phản đối luật an ninh quốc gia, đánh dấu cuộc biểu tình quy mô lớn đầu tiên kể từ khi chính quyền áp lệnh phong tỏa để phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong những cuộc biểu tình gần đây, nhiều người dân hô vang: “Độc lập cho Hồng Kông, lối thoát duy nhất”, khẩu hiệu này hiếm khi được nghe thấy trên đường phố trước đây. Điều này cho thấy, khi Bắc Kinh càng chèn ép, người biểu tình Hồng Kông càng quyết tâm đấu tranh cho tự do.

Những con số đáng lo ngại

Tờ SCMP ngày 11/6 đưa tin, từ ngày 9/6/2019 đến ngày 29/5/2020, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 8.981 người. Trong số đó, có 1.707 người dưới 18 tuổi, bao gồm 1.602 học sinh trung học và 8 học sinh tiểu học. 5.640 người bị bắt khác ở độ tuổi từ 18 đến 30. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, con số thực tế còn cao hơn nhiều so với số liệu mà cảnh sát Hồng Kông tuyên bố. 

Tờ hkcnews hồi tháng 4 cho biết, các tài liệu mới nhất của Ủy ban Tài chính tiết lộ rằng có 8.148 thi thể được phát hiện và 713 trường hợp tự tử vào năm 2019. Con số này cao hơn năm 2018. Số thi thể được phát hiện đạt mức cao kỷ lục trong 3 năm qua. Với lòng tin đã bị rạn nứt của công chúng vào cảnh sát, một số người đang truy vấn liệu những người chết mà cảnh sát Hồng Kông tuyên bố là “không có gì đáng nghi ngờ” có thực sự là như vậy hay không. Liệu đây là tự tử hay bị giết hại?

Trong một năm qua, người Hồng Kông đã phải đánh đổi rất nhiều cho tự do. Không ít người bị bắt, bị thương, mất tích, thậm chí là mất đi cả tính mạng. Có những người hoài nghi, liệu cuộc chiến của người Hồng Kông “được chẳng bõ mất” hay không, nhưng nhiều người biểu tình vẫn khẳng định rằng họ đã làm đúng.

Tương lai nào cho Hồng Kông?

Khi hơn 1 triệu người tham gia tuần hành vào ngày 9/6/2019, có lẽ không nhiều người nghĩ rằng, đây mới chỉ là sự khởi đầu của cả chuỗi các cuộc biểu tình trong tương lai mà đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

Khi 5 yêu cầu của người biểu tình chưa được đáp ứng toàn bộ, thì Bắc Kinh thông báo áp luật an ninh quốc gia, chính phủ Hồng Kông thông qua luật quốc ca. Có những người dân cảm thấy mơ hồ về tương lai, nghĩ đến việc ra nước ngoài để thoát khỏi sự cai trị độc tài, nhưng cũng không ít người vẫn quyết tâm ở lại đấu tranh cho một tương lai tự do.


Người dân Hồng Kông xuống đường kỷ niệm 1 năm phong trào phản đối luật dẫn độ vào ngày 9/6/2020 (ảnh: Studio Incendo/Flickr).

“Tôi sẽ tiếp tục làm những điều tôi muốn làm và nói những điều tôi muốn nói”, anh Lawrence, 25 tuổi, nói với The Guardian. “Tôi sẽ không im lặng. Nếu chúng ta không có tự do, sẽ không có gì khác biệt dù có phải ngồi tù hay không”.


Một thanh niên bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 12/6/2020 (ảnh: Studio Incendo/Flickr).

“Chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể đấu lại với chính quyền Trung Quốc, nhưng giờ đây, chúng tôi đã buộc chính quyền Trung Quốc thể hiện bộ mặt thật với thế giới. Chúng tôi thà làm ngọc vỡ, còn hơn làm ngói lành. Ngay cả khi chúng tôi chết, chúng tôi cũng nên chết một cách đáng kính”, ông Chow, 71 tuổi, nói với The Guardian.

Ông Joseph Cheng, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Thành phố Hồng Kông đã nghỉ hưu, cho biết, nếu người dân Hồng Kông không muốn từ bỏ lý tưởng của họ, thì họ phải tìm những cách mới để tham gia đấu tranh chính trị trong điều kiện an ninh rất nghiêm khắc.

“Sự bất bình vẫn còn đó, cuộc đấu tranh sẽ tiếp tục, nhưng chúng ta phải giảm thiểu tổn thất trong khi không thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ”, ông Cheng nói. “Cuộc chiến này sẽ giống như tình hình Đông Âu vào cuối những năm 70. Nó sẽ là một cuộc đấu tranh lâu dài”, ông Cheng nhận định.

Chưa biết cuộc chiến vì tự do của người Hồng Kông khi nào sẽ kết thúc, kết quả ra sao, nhưng trong 1 năm qua, hết lần này đến lần khác, người dân xứ Cảng thơm đã cho Bắc Kinh và cả thế giới thấy được sức mạnh tinh thần của họ, bất chấp sự đàn áp tàn bạo của cảnh sát và chính quyền nhà nước.

videoinfo__video3.dkn.tv||__

The post Dấu ấn tuần qua: Nhìn lại 1 năm biểu tình Hồng Kông appeared first on Đại Kỷ Nguyên.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.