Mục Điểm tin thế giới tối Chủ nhật (28/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Áo, Bỉ lên án Bắc Kinh thu hoạch nội tạng cưỡng bức
Hoạt động thu hoạch nội tạng sống (mổ cướp nội tạng) của Bắc Kinh một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý trong tháng này khi hai quốc gia châu Âu lên tiếng phản đối các thương vụ giao dịch bất hợp pháp, theo The Epoch Times.
Trong nhiều thập kỷ, chính quyền Trung Quốc đã phải đối mặt với các cáo buộc chồng chất rằng nó đang sát hại các tù nhân lương tâm để bán nội tạng của họ trên thị trường cấy ghép.
“Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề này, nó chỉ đơn giản là không thể chấp nhận được”, ông Gudrun Kugler, thành viên Nghị viện Áo, nói hôm 23/6, sau khi ủy ban nhân quyền của Nghị viện nước này nhất trí thông qua nghị quyết chống nạn buôn bán nội tạng và con người.
“Hết lần này đến lần khác các báo cáo về nạn buôn bán bất hợp pháp các bộ phận cơ thể người ở Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc đã xuất hiện. Đây là hành vi đi ngược lại tất cả các tiêu chuẩn nhân quyền và đạo đức”, trích báo cáo từ văn phòng của ông Kugler.
Các dân tộc thiểu số và tôn giáo, bao gồm người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công và các tín đồ Kitô giáo là một trong những nhóm chịu ảnh hưởng đặc biệt bởi những lạm dụng như vậy, bà nói thêm.
Liên Hợp Quốc nói rằng thế giới không thể quay trở lại ’tình trạng bình thường trước đó’ sau đại dịch
Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc Amina Mohammed đã nói trên một diễn đàn quốc tế hôm thứ Sáu (26/7) rằng xã hội không thể trở lại “trạng thái bình thường trước đó” khi ông đệ trình các giải pháp đối phó kinh tế xã hội trong bối cảnh đại dịch, theo Fox News.
“Chúng ta phải quan sát mức độ nghiêm trọng của tình hình”, ông Mohammed nói. “Sự trở lại bình thường tại một số khu vực không nên khiến chúng ta hình thành một cảm giác an toàn giả tạo”.
Ông Mohammed nói rằng nhiều quốc gia vẫn chưa qua đỉnh địch, và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính có thể mất 300 triệu việc làm toàn cầu – một con số cao gấp 15 lần so với thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Đến nay, dịch Covid-19 đã lây nhiễm hơn 10 triệu người và giết chết hơn 500.000 người trên toàn cầu.
Chủ mỏ Trung Quốc bắn 2 công nhân Zimbabwe gây phẫn nộ công chúng
Một chủ doanh nghiệp khai thác mỏ người Trung Quốc đã bắn liên tiếp 2 công nhân người Zimbabwe mới đây đã gây chấn động dư luận, khiến Bắc Kinh một lần nữa bị lên án về tình trạng ngược đãi người châu Phi.
Hãng tin CNN trích dẫn các nguồn tin địa phương cho biết, ông Zhang Xuen, một chủ mỏ Trung Quốc, đã bắn một nhân viên 5 lần và làm bị thương một người khác tại khu mỏ mà ông ta vận hành ở tỉnh Gweru thuộc miền trung Zimbabwe, một quốc gia ở Nam Phi. (chi tiết)
Phẫn nộ gia tăng trước báo cáo Nga cung cấp tiền thưởng cho các chiến binh Afghanistan sát hại lính Mỹ
Các quan chức Mỹ tin rằng một đơn vị tình báo Nga đã cung cấp tiền thưởng cho các chiến binh có liên hệ đến Taliban để sát hại lính nước ngoài ở Afghanistan, bao gồm lính Mỹ.
Câu chuyện xuất hiện lần đầu trên Thời báo New York, trích dẫn nguồn tin từ các quan chức giấu tên, và theo sau bởi tờ Washington Post. Các báo cáo nói rằng Mỹ đã đi đến kết luận về hoạt động này vài tháng trước và rằng Nga đã cung cấp phần thưởng cho các cuộc tấn công thành công vào năm ngoái.
Tờ New York Times viết: “Kết quả phát hiện tình báo đã được thông báo cho tổng thống Trump, và Hội đồng Bảo an Quốc gia thuộc Nhà Trắng đã thảo luận về vấn đề này tại một cuộc họp liên ngành cuối tháng 3”.
Các quan chức Nhà Trắng dường như đã đưa ra một số giải pháp để đáp trả Điện Kremlin, từ khiển trách ngoại giao cho đến việc áp các lệnh trừng phạt mới.
Mỹ nhấn mạnh các trại giam người Duy Ngô Nhĩ trong thông điệp ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn trên thế giới
Mỹ đã nhấn mạnh việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở Trung Quốc trong bình luận tôn vinh các nạn nhân bị tra tấn trên toàn thế giới hôm thứ Sáu, khi các nhóm bảo vệ nhân quyền cho người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng kêu gọi cộng đồng quốc tế buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm cho việc lạm dụng quyền con người, theo RFA.
“Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ, dân tộc Kazakhstan, Kyrgyz và thành viên các nhóm thiểu số theo Hồi giáo chủ yếu khác ở Tân Cương đã bị bắt giam một cách tùy tiện trong các trại giam, nơi có nhiều báo cáo về việc tra tấn”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus nói trong một tuyên bố.
Những nhận xét này đã được ban hành cho Ngày Quốc tế Hỗ trợ Nạn nhân bị Tra tấn, một hoạt động thường niên vào ngày kỷ niệm ngày Công ước Liên hợp quốc về Chống tra tấn bắt đầu có hiệu lực vào năm 1987.
The post Điểm tin thế giới tối 28/6: Áo, Bỉ lên án Bắc Kinh thu hoạch nội tạng cưỡng bức appeared first on Đại Kỷ Nguyên.