Mấy năm từ biệt Tràng An,
Trèo non lội suối gian nan bao lần.
Cõi Tây vừa lúc đặt chân,
Phủ Kim Bình, đúng ngày rằm tháng giêng.
Nào hay Phật giả xem đèn,
Chỉ than số phận lẫn liền tai ương.
Đồ đệ ơi, gắng tìm phương,
Thần thông trổ phép thoát đường hiểm nguy.
Đó là bài ca cảm thán của Đường Tăng khi đã lọt vào tay yêu quái tê giác ở động Huyền Anh. Tây du ký, hồi 91, thầy trò Đường Tăng đi qua huyện Mận Thiên, phủ Kim Bình, nước Thiên Trúc thì được các nhà sư trong chùa Từ Vân giữ lại thưởng lãm đêm nguyên tiêu. Khi thầy trò đang xem cầu đèn vàng thì trong đám gió hiện hình ba thân Phật. Đường Tăng vội vàng chạy lên tới giữa cầu, cúi rạp mình xuống lạy, ngờ đâu bị yêu quái cuốn luôn đi mất.
Trong Tây du ký, tôi ấn tượng nhất với hai lần Đường Tăng bị lừa bởi yêu quái giả trang Phật tổ: một lần ở chùa Tiểu Lôi Âm, phải phiền đến đức Đông Lai Phật Tổ (Di Lặc Phật) tới giúp; và lần này ở phủ Kim Bình. Khi đọc lại cố sự này, tôi bất chợt hiểu ra một tầng hàm nghĩa, dẫu biết còn nông cạn nhưng cũng xin mạn phép giao lưu cùng quý độc giả.
Điều đầu tiên đáng nói là, ba yêu quái đã giả trang Phật tổ bao nhiêu năm rồi, mà từ quan đến dân, từ kẻ phàm phu đến bậc tu hành ở phủ Kim Bình đều bị lừa hết. Ngay cả Đường Tăng cũng chẳng phân thật giả mà vội vàng bái lạy, chỉ có Ngộ Không là nhận ra chúng “không phải là người tốt”. Vì sao vậy? Hồi 91 có thơ rằng:
Kinh có nói: “Thái cực sinh bĩ”,
Trong cái vui có chứa cái buồn.
Thưởng đèn thiền tính buông tuồng,
Mải mê cảnh đẹp đạo thường lìa xa.
Vị Công tào cũng nói với Tôn Hành Giả: “Sư phụ ngài lỏng lơi Thiền tính, ham cuộc vui ở chùa Từ Vân phủ Kim Bình, vậy nên thái cực sinh bĩ, lạc thịnh sinh bi, bị yêu quái bắt mất”. Tác giả đã nói đi nói lại rất rõ ràng, ma nạn này là do Đường Tăng bị cảnh sắc thế gian mê hoặc, lơi lỏng đạo tâm. Đường Tăng và các nhà sư chùa Từ Vân đều nhập vào trong cái vui của đêm hội nguyên tiêu, không khác gì dân chúng phàm trần, nên Phật tính và trí huệ mới bị che lấp, không nhìn ra chân tướng. Tôn Ngộ Không tuy thân ở trong cảnh nhưng tâm lại siêu thoát bên ngoài, vậy nên mới nhận ra yêu quái.
“Đường Tăng nói:
– Đệ tử tôi vốn là người chỉ biết thờ Phật, niệm Phật, lạy Phật mà thôi, nay gặp cảnh đẹp, lại có chư Phật giáng phàm, được tới đó mà lạy các ngài thì tốt biết bao nhiêu!”.
Đoạn này khiến ta liên tưởng tới truyện Phong Thần diễn nghĩa, Trụ Vương xây Lộc đài, vào đêm rằm cũng mong chờ Thần Tiên đến chơi, nhưng cuối cùng lại đón một lũ yêu tinh cùng bầy với Đát Kỷ. Đường Tăng với Trụ Vương thì khác xa, không thể so sánh, nhưng ngẫm ra thì hai câu chuyện này có cùng một ý nghĩa: chính là cái tâm bất tịnh thì không thể nào mời được Thần Phật giáng lâm, chỉ có thể mời yêu ma quỷ quái. Giới tu luyện có câu “Nhân tâm câu đích quỷ thượng môn” cũng là ý này vậy.
Thực ra, Đường Tăng ban đầu không hề có tâm an dật hưởng thụ đó. Ông nói với các nhà sư chùa Từ Vân: “Đệ tử dọc đường vượt qua bao núi bao sông, luôn sợ gặp phải yêu ma quỷ quái, chẳng để ý tới quang âm vùn vụt, không biết bao giờ mới gặp cảnh ‘nguyên tiêu giai tiết’?”. Nhưng vì khó lòng từ chối nên đành miễn cưỡng thuận theo. Các nhà sư vì sao suốt bấy nhiêu năm chẳng nhìn ra yêu quái? Có lẽ là vì họ đã quen “nhàn dưỡng”, vui cái vui trần tục, không phải vân du chịu khổ nữa rồi. Phật Thích Ca Mâu Ni lúc sinh thời đã để lại cho các đệ tử đường lối tu luyện rất tốt, khiến người tu phải vân du giữa người thường, đi xin ăn, chịu đủ thứ khổ bị nhục mạ huỷ báng… nên mới nhanh vứt bỏ tâm chấp trước, tu thành chính quả. Tuy nhiên về sau, nhiều hoà thượng ở trong chùa tiếp nhận đầy đủ vật thực cúng dường, không còn phải chịu cái khổ ấy nữa.
Mạnh Tử từng nói: “Khi trời giao sứ mạng trọng đại cho những người nào, nhất định trước hết phải làm cho ý chí của họ được tôi rèn, làm cho gân cốt họ bị nhọc mệt, làm cho thân xác họ bị đói khát, làm cho họ chịu nỗi khổ sở nghèo túng, làm việc gì cũng không thuận lợi. Như thế là để lay động tâm trí họ, để rèn luyện tính kiên nhẫn, để tăng thêm tài năng mà họ còn thiếu”. Vậy nên với người tu luyện, khổ nạn lại là điều tốt, còn hưởng thụ đủ đầy mới thực là chướng ngại.
Con người hiện đại vì không ngộ ra điều ấy, nên mới cầu xin Phật tổ cho phát tài, tiêu tai, sinh con trai, cuộc sống nhàn hạ… Kỳ thực, Phật chỉ truyền Pháp, chỉ dạy một con đường tu tâm dưỡng tính, thăng hoa sinh mệnh, vĩnh viễn thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, chứ nào định giá lễ vật rồi quản chuyện giàu nghèo sướng khổ chốn nhân gian? Người dân phủ Kim Bình truyền tai nhau: “Khi nào dầu hết rồi, mọi người nói rằng đó là Phật tổ thu đèn, thì năm ấy mùa màng bội thu. Năm nào dầu vẫn còn thì mất mùa đói kém, mưa gió trái thời, vì vậy mọi người ai cũng muốn dâng dầu”, thế thì đây nào phải Phật tổ, mà là ba con yêu quái.
Trung Quốc ngày nay, sau Đại cách mạng văn hoá thì tinh hoa văn hoá truyền thống, nội hàm chân chính của tu luyện đã bị phá huỷ rồi. Cái còn lại hầu như chỉ là cái vỏ của tôn giáo, bị những kẻ mưu cầu bất chính lợi dụng, là nơi chốn cho yêu ma quỷ quái hoành hành. Ví như “Miếu Bà nội” ở huyện Dịch tỉnh Hà Bắc rất đông khách, trong miếu này có thể tìm được tất cả các “Thần” mà người ta muốn bái. Muốn thăng quan thì ở đây có “Thần quan”; muốn phát tài thì ở đây có “Thần tài” toàn thân dán đầy tiền giấy; muốn học lên thì ở đây có “Thần học” trán hằn nếp nhăn. Nếu như muốn bảo hộ cho bản thân lái xe bình an thì ở đây thậm chí còn có