ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Người Việt không xấu xí: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Friday, June 12, 2020 22:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Loạt bài Người Việt không xấu xí của chuyên mục Văn hóa – Đại Kỷ Nguyên hy vọng sẽ mang tới làn gió mát lành giữa những trăn trở về hình ảnh ngày nay của người Việt hiện đại. Giữa những nỗi tủi hổ của dân tộc và sự chỉ trích lẫn nhau, chúng ta hãy cùng quay trở lại với những nét đẹp đã từng tồn tại và trở thành bản sắc văn hóa một thời của cha ông.

Hãy cùng nhau thực hành, lan tỏa những nét văn hóa tốt đẹp với hy vọng một gợn nước nhỏ bé sẽ trở thành cơn sóng lớn cuốn trôi những gì được đặt tên là xấu xí trong tác phong, lối sống của người Việt ngày nay. Thay vì cứ nói mãi về những điều chưa được, chúng ta hãy cùng thực hành với sự rộng lượng và đốc thúc lẫn nhau. Bởi cái xấu chỉ có thể bị đẩy lùi bởi cái Thiện.

***

Anh rể tôi là người Đức. Kể từ khi kết hôn với chị gái tôi, tính đến hôm nay anh đã hai lần về thăm quê vợ. Và mặc dù từng đọc rất nhiều sách về văn hóa và phong tục Việt Nam, nhưng lần nào về anh cũng sốc trước cách hành xử lạ lẫm và chẳng giống ai của người Việt.

Từ nỗi thất vọng của chàng rể Tây trên đất Việt…

Ngày đầu tiên chào đón anh chị trở về, gia đình tôi đã tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ. Mọi người đều bận rộn chuẩn bị cỗ bàn, anh rể cùng với bố kê bàn ghế ra sân, còn hai chị gái tôi thì nấu nướng trong nhà bếp. Tôi vốn chậm chạp lại hậu đậu, nhưng cũng xắn tay phụ giúp một vài việc lặt vặt.

Khi tôi đang hối hả mang chậu nước ra rửa rau củ quả, chị gái tôi nhỏ nhẹ góp ý: “Em à, đi lại thì cố gắng nhấc chân cao lên một chút, đừng nên lê dép loẹt quẹt như thế”. Tôi vâng dạ, lát sau tôi đặt chậu nước lên trên bệ rửa bát và bắt đầu gọt su su. Chị gái tôi nói: “Em đặt chậu ở đây người khác sẽ không thể dùng cái bệ rửa này được. Còn vỏ su su thì nên để vào cái túi hay cái rổ nào đấy, chứ đừng vứt bừa bãi xuống bệ rửa bát như thế. Chị vẫn biết là lát nữa em sẽ dọn, nhưng tốt hơn là làm đến đâu gọn luôn đến đó, không phải dọn đi dọn lại nhiều lần”.

Tôi giật mình. Ừ nhỉ, những việc nhỏ bé này sao mình lại vô ý như thế? Nhìn lại, tôi thấy bản thân mình vẫn còn quá nhiều khiếm khuyết, nếu đứng cạnh chị tôi thì quả là khác xa một trời một vực. Nhớ lại ngày xưa khi chị còn ở nhà, vì để mấy đứa lít nhít chúng tôi phải nghe lời, chị vẫn thường lớn tiếng quát nạt. Nhưng sau hơn 10 năm bên trời Tây, giờ thấy chị khác nhiều quá. Vẫn vóc dáng ấy, nhưng thanh thoát và nhẹ nhàng. Vẫn giọng nói ấy, nhưng nhỏ nhẹ và dịu dàng. Vẫn cá tính ấy, nhưng trong cách ứng xử lại có phần lịch thiệp và tinh tế hơn xưa. Không biết nước Đức có gì mà khiến chị tôi thay đổi nhiều đến thế?

Sau bữa cơm, bố cùng anh rể lên phòng khách chào hỏi các bác hàng xóm sang chơi, còn mấy chị em tôi thì dọn dẹp dưới bếp. Lúc này chị mới giải thích vì sao lại nhắc nhở chúng tôi nhiều đến thế.

“Trước khi về Việt Nam anh Jay háo hức lắm, còn lên kế hoạch đi chỗ này chỗ nọ. Nhưng vừa mới về đến khách sạn, anh ấy đã thất vọng nặng nề. Jay hỏi chị rằng, vì sao đến chỗ nào cũng thấy người Việt Nam vượt đèn đỏ thế? Rồi khi tụi chị đứng chờ taxi, có một quý bà diện bộ đầm rất đẹp rất sang, vừa bước ra khỏi cửa là vứt túi rác đánh vèo một cái xuống vỉa hè trong khi thùng rác thì chỉ cách đó chục bước chân. Anh ấy chỉ im lặng, nhưng chị hiểu anh ấy sẽ nghĩ gì”.

Rồi chị kể lại những trải nghiệm từ chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên, từ chuyện bị gánh hàng rong chèo kéo bằng được cho tới khi anh chị mua hàng mới thôi, cho đến chuyện một hành khách trên xe mở cửa sổ và vẩy tay một cái, chiếc túi nilon liền đáp xuống lòng đường khiến thứ chất lỏng bên trong bắn ra tung tóe. Mà đâu chỉ có vậy, ở đâu cũng thấy rác, rác ở gốc cây, rác dưới chân tường, rác trên mặt đường, thậm chí có người đã đến chỗ thùng rác rồi mà cũng không chịu vứt rác vào bên trong.

Được một lát, chị nói tiếp: “Ở Đức ai cũng biết người Việt Nam rất thông minh. Hồi chị còn học ở Munchen, các giáo sư hễ nghe nói đến du học sinh Việt Nam là biết sinh viên này rất giỏi. Chính anh Jay cũng phải thừa nhận với chị điều đó, rằng trong các cuộc thi quốc tế người Việt luôn đứng top đầu. Nhưng vì sao đất nước mình mãi không thể phát triển lên được? Sáng nay Jay nhận xét một câu mà khiến chị đắng lòng: Người Việt ai cũng giỏi, nhưng toàn chen lên phía trước, mạnh ai nấy làm, chỉ cần sạch mình còn người khác muốn ra sao thì ra…”.

Như đọc được ánh mắt ái ngại của tôi, chị lại nói: “Jay vẫn biết Việt Nam là nước nghèo em ạ, anh ấy đâu có chê mình nghèo đâu. Jay đã đi rất nhiều quốc gia, rất nhiều vùng miền, đến cả những bản làng bộ tộc người da đỏ, người ta thiếu thốn tiện nghi nhưng luôn sống có trách nhiệm với cộng đồng, và điều đó khiến anh ấy rất trân trọng. Nhưng Việt Nam thì khác, chính cái sự vô ý thức mới khiến cho người ta phải ngao ngán về mình”.

Câu nói của chị cứ khiến tôi day dứt mãi trong lòng.

…Lại thấy tiếc nuối cho những nét đẹp đã không còn

Chẳng phải nói đâu xa, chỉ hơn 60 năm trước đây thôi, Hà Nội vẫn có tiếng là thanh lịch. Người Hà Thành đi đâu cũng tự hào rằng:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.


Hơn 60 năm trước, Hà Nội vẫn có tiếng là thanh lịch (ảnh: Vanthekt).

Trong cuốn Hà Nội thanh lịch, nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy từng ca ngợi cái thuần phong mỹ tục của người Hà Nội:

“Cái thuần phong mỹ tục ấy xây dựng từ người lớn đến trẻ con. Phố Hàng Gai có tiếng là thanh nhã. Phố Cầu Đông có tiếng là khôn ngoan. Các thầy đồ dạy học trò ‘cái mà

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.