ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tại sao trong tay Bồ Tát Quán cầm một chuỗi tràng hạt?
Wednesday, June 17, 2020 1:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Người Trung Hoa cổ xưa coi việc tu thân dưỡng tính, làm theo lời dạy bảo của cổ nhân là điều quan trọng nhất trong đạo làm người. Những câu chuyện dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được người xưa tu thân dưỡng tính, tự giới luật và tìm sai sót như thế nào. 

“Một động không bằng một tĩnh”, “Cầu người không bằng cầu mình” 

Chuyện rằng, ngày nọ Tống Hiếu Tông Triệu Thận đến bái Phật tại chùa Thiên Trúc và chùa Linh Ẩn. Khi đó, có một vị hòa thượng pháp danh Tịnh Huy đi cùng ông. Bỗng hoàng đế nhìn thấy một ngọn núi bay tới, bèn hỏi hòa thượng: “Nếu đã bay tới, tại sao không bay đi?”. Hòa thượng đáp: “Một động không bằng một tĩnh”.

Khi đó, Tống Hiếu Tông lại nhìn thấy trong tay Bồ Tát Quán Âm cầm một chuỗi tràng hạt, lấy làm tò mò ông lại hỏi: “Tại sao trong tay Bồ Tát Quán Âm lại cầm tràng hạt? Nó có tác dụng gì?”

Hòa thượng cười đáp: “Là dùng để niệm Bồ Tát Quán Âm”.

Tống Hiếu Tông lại hỏi: “Tại sao Ngài lại niệm chính mình?”.

Ý Thiền Sư muốn nói: “Niệm Quán Thế Âm thực ra chính là tự học mình, chính là tự hoàn thiện mình.”

Bản thân chúng ta không biết trong tâm của chính mình có chứa một báu vật tiềm tàng vô tận. Mỗi khi gặp chuyện, người ta thường không tự giải quyết mà lại nhớ đến người khác, cầu xin những bậc thần linh, tự cho là như vậy có thể giảm bớt trọng trách của mình. Nhưng nếu cầu không được thì sao? Lòng sẽ thất vọng, thậm chí khi gặp những chuyện khác sẽ lùi bước. Thật là phương án sai lầm!

Khi chúng ta làm một việc gì, biến động càng ít thì tỷ lệ thành công càng lớn, nhưng chỉ khi biết rõ mình thì biến động ít nhất, cơ hội thành công là lớn nhất. Nếu ngay cả bản thân cũng khó mà khống chế được thì làm sao hy vọng được ở người khác? Bởi vậy, khi gặp chuyện không hay, ta nên cầu bản thân, nắm vững thái độ, ý chí kiên định, không kéo dài, không đợi người giúp đỡ, mọi việc đều dựa vào mình, nhất định có thể vượt qua khó khăn, thu được hiệu quả.

(Theo Sơn Đường Tứ Khảo)

Tại sao Kim Cương lại trừng mắt và Bồ Tát lại cau mày? 

Tiết Đạo Hành (thi nhân nước Tuỳ đời Nam Bắc triều) một hôm tới du lịch tại chùa Khai Thiện ở Trung Sơn có từng hỏi một nhà sư: “Tại sao tượng Kim Cương trong chùa lại trừng mắt, tại sao tượng Bồ Tát lại cau mày?”.

Hòa thượng đáp: “Kim Cương trừng mắt là để hàng phục ma quỷ bốn phương. Bồ Tát nhíu mày là vì yêu quý và xót thương cho những sinh mệnh trong cõi người, cõi Atula, cõi ngạ quỷ, cõi súc sinh và cõi địa ngục”.

Tiết Đạo Hành nghe xong, ngẩn người như đang đăm chiêu suy nghĩ, ngơ ngẩn như mất hồn lát sau mới gật đầu thán phục. 

(Theo Thế Thuyết Bổ) 


Ảnh minh hoạ: Shutterstock

Mỗi ngày tích góp đậu để tự răn mình 

Theo ghi chép trong Tống Sử, Triệu Khái, tự Thúc Bình, là người Khu Thành, Nam Kinh. Ông thường ngày luôn tu tâm dưỡng tính, tự có yêu cầu nghiêm khắc với bản thân, thường lấy việc góp hạt đậu mỗi ngày để tự răn. 

Trong phòng khách của Khang Tĩnh Công Triệu Khái, luôn đặt ba chiếc lọ: Một lọ trong đựng đậu nành, một lọ đựng đậu đen và một lọ để trống. Mỗi ngày, ông đều bỏ mấy hạt đậu vào chiếc lọ trống này. 

Có người bạn thân lần nọ thấy ông làm vậy, lấy làm lạ bèn hỏi ông: “Tại sao lại bỏ đậu vào chiếc lọ này?”. Ông đáp: “Mỗi ngày khi tôi có niệm đầu thiện lương, sẽ bỏ một hạt đậu nành vào trong lọ, có niệm đầu xấu xa, sẽ bỏ một hạt đậu đen vào lọ. Mỗi ngày nhìn những hạt đậu đen này để tự răn và cảnh tỉnh bản thân. Ban đầu đậu đen sẽ nhiều hơn đậu nành, sau đó dần dần đậu nành sẽ nhiều hơn. Gần đây, những niệm đầu và suy nghĩ không tốt đều đã không còn nữa, nên cũng không cần bỏ đậu vào lọ”.

(Theo Khước Tảo Biên)

10 điều ghi nhớ: Quy tắc làm quan của Dương Đỉnh 

Theo ghi chép trong Minh Sử, Dương Đỉnh tự là Tông Khí, người Hàm Ninh, tỉnh Thiểm Tây. Sau khi được thăng chức Thị Lang bộ Hộ, vì e sợ bản thân không thể hoàn thành chức trách nghiêm minh, ông viết 10 điều ghi nhớ dưới góc ghế ngồi để tự nhắc nhở bản thân như sau:

Cân nhắc khung hình phạt cần nhớ khoan dung, nhân ái.

Có người xúc phạm cần nhớ tha thứ, khoan nhượng.

Công việc cần ghi nhớ ưu tiên làm đầu.

Luận công trạng cần nhớ thoái nhượng, lùi về sau.

Khi ngồi cần nhớ những quy tắc ở ghế.

Khi đi đứng cần nhớ nhường đường.

Nổi tiếng rồi cần nhớ khiêm nhường, kín đáo.

Đối với chức vụ luôn tự ghi nhớ mình là người tầm thường.

Phẩm hạnh thường ngày cần ghi nhớ có đầu có cuối.

Từ quan cần nhớ trước thời hạn”.

(Theo Kiến Văn Lục)

Quy tắc giữ mình: Nói năng cẩn trọng, biết dừng đúng lúc

Trong Xuyết Canh Lục có ghi chép về một người tên Thiệu Đồng Nguyên. Để tự răn mình ông đã viết bốn chữ “NHẪN, MẶC (im lặng), THƯ (tha thứ) và THOÁI (Rút lui) rồi dán trên bàn. Muốn giữ an toàn và bảo vệ bản thân, nên học cách cẩn trọng trước khi nói. Cổ nhân quan niệm, chúng ta thường mất ba năm để học nói nhưng có lẽ cần dùng cả đời để học cách im lặng. Biết đủ và dừng lại đúng lúc chính là chuẩn mực hành vi hành xử cần có của mỗi người. Nội hàm thâm sâu của bốn chữ trên chính là nguyên tắc xử thế làm người chủ yếu của cổ nhân. 


Ảnh minh hoạ: Shutterstock

Nhân sinh ‘Tam thất’

Điển cố “Con muốn phụng dưỡng mà cha mẹ không còn” bắt nguồn từ thời Xuân Thu. Trên đường sang nước Tề, Khổng Tử nghe thấy tiếng khóc rất đau đớn của một người, liền cưỡi ngựa lần tìm theo tiếng khóc. Ông nhìn thấy một người đang đeo liềm, buộc dây đay, ngồi ở đó đau khổ khóc không thành tiếng.

Lúc đó, Khổng Tử liền xuống xe, tiến về phía trước hỏi thăm thì được biết người đang khóc đó tên là Khâu Ngô Tử (còn gọi là Cao Ngư), trước đây từng làm quan nước Tề. Ông hỏi người đó vì sao lại khóc lóc thảm thiết như vậy, Khâu Ngô Tử liền kể về ba mất mát của chính mình.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.