ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: BINVIET News
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao nói: Nghệ thuật chân chính là sợi dây kết nối con người với Thần linh?
Monday, June 22, 2020 6:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Có nhiều định nghĩa khác nhau về nghệ thuật. Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng-thẩm mỹ, mang tính chất văn hóa làm rung động cảm xúc, tư tưởng tình cảm cho người thưởng thức. Trong vườn hoa nghệ thuật muôn màu muôn vẻ của xã hội hiện đại, thật khó để một khán thính giả bình thường có thể nhận ra đâu mới là bản chất và sứ mệnh nguyên sơ của nghệ thuật. Với mong ước giúp quý vị độc giả tìm về các giá trị nghệ thuật chân chính, Đại Kỷ Nguyên xin trích đăng một bài phân tích công phu, giàu ý nghĩa trên Minh Huệ Net về nghệ thuật.

Nghệ thuật là do Thần truyền cho con người

Nền văn minh nhân loại đã sáng tác ra vô vàn cuốn sách về cái đẹp chân chính. Những người tin vào Thần biết rằng, mọi thứ đẹp nhất đều đến từ Thiên quốc. Nghệ thuật cao thâm đều gắng sức mô phỏng và triển hiện vẻ đẹp nơi Thiên quốc tại cõi người. Có những từ vựng nghệ thuật bắt nguồn từ chính từ ngữ của Thần liên quan trực tiếp diễn biến mà ra.

Nếu như người nghệ sỹ ở một lĩnh vực nào đó có thể đắc được khải thị hoặc sự gia trì của Thần thì có thể trở thành người tài năng xuất chúng trong lĩnh vực đó.

Các bậc thầy nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng luôn giữ vững sự thành kính và niềm tin đối với Thần, dốc lòng dốc sức sáng tác những tác phẩm ca tụng Thần. Chính niệm và việc làm của họ có được sự khẳng định và gia trì của Thần. Các nghệ sỹ vào trung kỳ của thời Phục Hưng gồm có Da Vinci, Michelangelo, Raphael, đã nắm vững các kỹ pháp một cách thần kỳ, vượt rất xa thế hệ trước cũng như những người cùng thời. Các tác phẩm hội họa, điêu khắc, kiến trúc của họ đã trở thành các tác phẩm kinh điển, bất hủ của nghệ thuật nhân loại.

Những tác phẩm này đã kiến lập nên khuôn thước đỉnh cao cho nhân loại suốt mấy trăm năm qua. Thưởng thức và tham chiếu những tác phẩm này không những có thể giúp những nghệ sỹ thế hệ sau học tập kỹ pháp nghệ thuật thuần chính, mà còn giúp dân chúng phổ thông thể nghiệm một cách chân thực sự quan tâm và chiếu cố của Thần đối với con người. Nếu những tác phẩm nghệ thuật ấy, thủ pháp và tinh thần truyền qua các nghệ sỹ được bảo tồn đầy đủ thì xã hội nhân loại có thể duy trì mối liên hệ với Thần. Như vậy, cho dù vào lúc toàn xã hội nhân loại trượt dốc thì vẫn còn hy vọng quay trở về con đường truyền thống và được cứu độ.


Bộ ba bậc thầy vĩ đại của thời kỳ Phục Hưng: Michelangel, Raphael, Leonardo da Vinci (ảnh: Wikipedia).

Âm nhạc cũng đồng dạng như vậy. Một nhà hát Opera ở Đức có câu như: “Bach đã cho chúng ta ngôn ngữ của Thượng đế, Mozart đã cho chúng ta tiếng cười của Thượng đế, Beethoven đã cho chúng ta ngọn lửa của Thượng đế, còn Thượng đế đã ban cho chúng ta âm nhạc, để chúng ta có thể cầu nguyện mà không cần dùng ngôn ngữ.” Johann Sebastian Bach cả đời coi việc kính ngưỡng, ca ngợi và cung phụng Thần là nguyên tắc sáng tạo tối cao. Trong tất cả những bản nhạc quan trọng của Bach, đều có thể nhìn thấy ba chữ cái SDG – từ viết tắt của câu tiếng La-tinh “Soli Deo Gloria”, nghĩa là “Vinh quang thuộc về Thượng đế”.

Đó là cảnh giới cao nhất của nghệ sỹ, cũng chính là sau khi nhận được khải thị của Thần, họ đem sự vật ở thế giới thiên quốc biểu hiện ra trong không gian vật chất của chúng ta. Trong lịch sử nhân loại, những bức hội họa và điêu khắc vĩ đại nhất, những bản nhạc kiệt xuất nhất trong âm nhạc cổ điển, đều là do những người tin vào Thần sáng tác ra, và trở thành đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

Nghệ thuật bao hàm ba nguyên tố quan trọng nhất, đó là mô phỏng, sáng tạo và truyền tải. Mọi sáng tác nghệ thuật đều mang một “chủ đề” nào đó, tức là thông điệp mà tác giả muốn biểu đạt, cho dù loại hình nghệ thuật đó là thi ca, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, tiểu thuyết, hý kịch, vũ đạo hay điện ảnh. Người nghệ sỹ truyền “chủ đề” này sang tâm của người đọc, người nghe hoặc người xem. Quá trình này chính là “truyền tải” – tức là để cho người đọc người xem tiếp thu tư tưởng của tác giả, cũng là mục đích sáng tác nghệ thuật.

Để đạt được mục đích truyền tải, nghệ sỹ cần có năng lực mô phỏng và biểu đạt cao siêu, mà đối tượng mô phỏng lại có thể là thế giới của Thần, nhân gian hoặc thế giới ma quỷ. Trên cơ sở “mô phỏng”, nghệ sỹ lại thêm vào sự “sáng tạo”, tinh lọc ra nguyên tố tinh tế, sâu sắc hơn của đối tượng mô phỏng, nâng cao sức biểu đạt hay năng lực truyền tải của người nghệ sỹ. Nếu như người nghệ sỹ có sự thành kính, chính tín vào Thần và có đạo đức cao thượng thì sẽ được Thần ban cho linh cảm sáng tác. Tác phẩm mà anh ta sáng tác ra là có Thần tính, thuần chính, thiện lương – đối với bản thân người đó, khán giả và xã hội đều có lợi ích.

Ngược lại, khi người nghệ sỹ mất đi đạo đức, phóng túng ma tính của bản thân, thì những nhân tố bất hảo sẽ có thể thừa cơ tác động, lợi dụng người đó để miêu tả những hiện tượng xấu xí, dơ bẩn, thậm chí là những biểu hiện thế giới của linh thể tầng thấp, ma quỷ. Loại tác phẩm này, đối với người sáng tác và xã hội, đều có hại.

Hiểu được điểm này, chúng ta không khó lý giải giá trị của nghệ thuật truyền thống chính thống. Văn hóa nghệ thuật thần truyền Đông Tây phương là đường thông đạo kết nối văn minh nhân loại với Thần. Điều được truyền tải là những thông điệp về cái đẹp, cái thiện, quang minh và hy vọng. Còn các loại nghệ thuật biến dị mà ma quỷ thao túng con người sáng tác ra lại là khiến cho con người rời xa Thần và tiến gần hơn đến ma quỷ.

Ảnh hưởng to lớn của nghệ thuật đối với nhân loại

Tác phẩm nghệ thuật vĩ đại có tác dụng truyền thừa văn minh, trau dồi đạo đức, truyền bá tri thức, hun đúc tình cảm.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.