Bạn đã bao giờ tự hỏi các nhiên liệu và khoang bên trong tên lửa thay đổi ra sao khi chúng bay lên? Một video mới đây đã cho thấy trạng thái của 4 loại tên lửa trong suốt trong quá trình bay lên và phân tách ra, thậm chí mô tả việc cạn kiệt nhiên liệu trong giai đoạn cuối cùng.
Cụ thể, đoạn video trên đã so sánh 4 loại tên lửa trong suốt (từ trái sang phải) như sau:
- Saturn V, loại phương tiện chuyên chở hạng siêu nặng do Mỹ sản xuất được NASA sử dụng từ năm 1967 đến năm 1973;
- Tàu con thoi Space Shuttle, loại máy bay không gian của NASA đã dừng hoạt động vào năm 2011;
- Tên lửa Falcon Heavy của SpaceX, loại phương tiện chuyên chở hàng siêu nặng;
- Tên lửa siêu nặng mang tàu vũ trụ của NASA (SLS), đang được phát triển để thay thế Tàu con thoi Space Shuttle đã dừng hoạt động vào năm 2011.
Video đã sử dụng các màu để mô tả một số loại nhiên liệu tên lửa khác nhau đang được sử dụng bởi các tên lửa khác nhau.
- Màu đỏ là dầu hỏa RP-1, một dạng dầu hỏa được tinh chế ở mức độ cao tương tự như nhiên liệu máy bay;
- Màu da cam là hydro lỏng (LH2), một loại nhiên liệu tên lửa phổ biến được sử dụng bởi NASA. Điều thú vị là, đầu tiên nó làm mát phần miệng phun của tên lửa trước khi bắt đầu đốt cháy bởi một chất oxy hóa;
- Màu xanh da trời là oxy lỏng (LOX), thường được sử dụng làm chất oxy hóa cho hydro lỏng trong các tên lửa chuyên chở hàng siêu nặng như RS-25 (của NASA) – một loại động cơ được sử dụng cho Tàu con thoi.
Tên lửa SLS sắp tới của NASA sẽ pha trộn cả hai loại LH2 và LOX để tạo ra một nguồn năng lượng khổng lồ – và thải ra nước.
Do mật độ LH2 cực thấp, tên lửa SLS sẽ cần một bình nhiên liệu khổng lồ. Để giảm thiểu điều đó, các nhà thiết kế đã lắp đặt hai tên lửa đẩy phụ (booster) ở hai bên. Đây là ý tưởng bắt nguồn từ Tàu con thoi đã dừng hoạt động của NASA.
Cả hai tên lửa Falcon Heavy của SpaceX và Saturn V đều sử dụng loại dầu hỏa tinh chế ở giai đoạn đầu tiên – giai đoạn mà tên lửa vút đi ở một độ cao nhất định.
Việc đốt cháy dầu hỏa sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho môi trường bởi nó tạo ra lượng cacbon điôxít cực lớn và điều này có thể trở nên tệ hơn vì SpaceX đã đặt mục tiêu sẽ phóng tên lửa 2 tuần/lần.
Người làm video trên thậm chí còn nghĩ đến việc mang theo một chiếc Tesla Roadster nhỏ màu đỏ – chiếc xe nổi tiếng đã được đưa lên vũ trụ vào năm 2018 bởi CEO của SpaceX Elon Musk.
>> ‘Phi hành gia’ Starman và xe điện của SpaceX giờ đã trôi xa hơn sao Hỏa
The post Video: Sẽ ra sao nếu các tên lửa đều trong suốt? appeared first on Trí Thức VN.
2020-06-19 00:52:02
Nguồn: https://trithucvn.net/khoa-hoc/video-se-ra-sao-neu-cac-ten-lua-deu-trong-suot.html