ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Kho báu của người thợ mộc
Friday, October 23, 2009 16:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.



Phạm Đức Sĩ tại buổi khai mạc triển lãm - Anh cua Bao Nhan danPhải gọi đúng là kho báu, bởi với gần 400 bản tranh thờ Đạo giáo của nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có những bức vẽ từ đầu thế kỷ 19, Phạm Đức Sĩ đã trở thành chủ nhân của một kho tàng vô giá, mặc dù công việc bình thường của anh chỉ là đóng những khung tranh cho sinh viên trường Đại học Mỹ thuật.

Kho báu vô giá

Buổi khai mạc triển lãm đầu tiên của mình, cũng là triển lãm hiếm hoi của một người không thuộc chuyên ngành hội hoạ, Phạm Đức Sĩ có vẻ rụt rè đứng giữa những tên tuổi lớn của giới mỹ thuật: những hoạ sĩ, những nhà phê bình, nhà nghiên cứu… Và anh thợ mộc ấy đã rơi nước mắt xúc động, khi nghe những đánh giá hết sức trân trọng mà người trong giới dành cho mình, trước quy mô đáng nể của triển lãm, một phần của bộ sưu tập đồ sộ anh đã dày công tìm hiểu, sưu tầm trong hơn chục năm trời qua. Vượt qua cả những con số, ý nghĩa về văn hoá, tâm linh và tín ngưỡng vô cùng quý giá của những bức tranh thờ ấy mới là điều làm nên giá trị của triển lãm.

Một góc triển lãm.

Triển lãm đầu tiên của Phạm Đức Sĩ, bao gồm khoảng 120-150 bức tranh thờ Đạo giáo và Phật giáo, được sưu tầm trong hơn 10 năm trời, phần lớn từ đồng bào các dân tộc như Tày, Nùng, Dao, Dáy, Sán Chỉ… cùng một số bộ tranh thờ của người Kinh. Đây chỉ là một phần của gần 400 bức tranh trong cái “kho” ở căn nhà phố Bát Đàn của anh. Trong số các bộ tranh này, nhiều bức do chính những nghệ nhân ở làng tranh Đông Hồ đi vẽ thuê cho người dân tộc.

Phần lớn tranh trong bộ sưu tập của mình, anh có thể “nhìn” ra niên đại nhờ kinh nghiệm và những “bài học” đã từng trải qua trong cả thập niên tìm hiểu tranh, nhưng cũng chưa đủ tự tin để khẳng định chính xác, chỉ một vài bộ có “binh văn” – chú giải cụ thể rõ ràng về niên đại, tác giả, tranh thờ của dân tộc nào và thờ ai.

Bức “Tả biên thiên binh công tào”.

Bộ sưu tập của anh, được nhà phê bình Phan Cẩm Thượng đánh giá rất cao, với những bài viết đăng trên báo, lời giới thiệu trong cuốn sách in toàn bộ số tranh và giới thiệu trong triển lãm. Ông cho rằng, Phạm Đức Sĩ là một bậc thầy về tranh thờ, với kiến thức rất phong phú về lĩnh vực này. Đây là điều đáng ngạc nhiên và trân trọng đối với một người không thuộc lĩnh vực hội hoạ như Phạm Đức Sĩ.

Phạm Đức Sĩ sinh năm 1967, vốn là một thợ mộc với biệt danh Sĩ “mộc”. Công việc chính của anh là đóng khung tranh và bục tượng cho các bài thi tốt nghiệp của sinh viên trong trường cùng các triển lãm khác. Trước đây, cũng từng có một vài người kinh qua công việc này tại ĐH Mỹ thuật nhưng đều không trụ lại lâu. Chỉ đến khi Phạm Đức Sĩ vào làm, chất lượng, sự khéo léo cũng như gu thẩm mỹ của những khung tranh đã chinh phục người trong giới. Rồi cũng xuất phát từ công việc liên quan đến hội hoạ này, mà anh nảy sinh lòng đam mê đối với những bức tranh, lại là tranh thờ của đồng bào vùng cao.

Bức “Tương lai Phật”.

Phạm Đức Sĩ kể, cơ duyên đưa anh đến với việc sưu tầm tranh thờ này bắt nguồn từ một buổi đến thăm nhà một người bạn chuyên sưu tầm đồ gốm cổ, thấy có những bức tranh thờ với nét vẽ, màu sắc rất cuốn hút, bèn mua một bộ về, tự bồi lại. Bắt đầu từ những bức tranh đầu tiên đó, Phạm Đức Sĩ trở nên chú ý đến tranh thờ, và để tâm tìm mua. Những bức tranh thờ, phần lớn anh mua lại của các hàng bán đồ lưu niệm, của những người chuyên mua lại vật dụng cũ từ miền ngược, hoặc một số nhà sưu tầm… Phạm Đức Sĩ cho biết, người dân tộc không bán tranh, họ chỉ đổi tranh cũ lấy tranh mới, nên không có chuyện đến mua tranh mà được. Đối với họ, bộ tranh thờ rất thiêng liêng, có những bộ niên đại lên tới hàng trăm năm nhưng nhờ được giữ gìn bảo quản cẩn thận nên vẫn còn rất nguyên vẹn.

Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng cho biết, những bức tranh thờ trong bộ sưu tập của Phạm Đức Sĩ cho thấy vốn văn hoá vô cùng phong phú của đồng bào vùng cao. Đạo giáo khi du nhập vào Việt Nam đã có sự hoà nhập với đạo Mẫu và tín ngưỡng bản địa. Tất cả những vị thần có trong Đạo giáo ở Trung Quốc, khi sang đến Việt Nam đều được giữ nguyên trong các bộ tranh thờ, và thêm vào cả những vị thần bản địa, lên tới khoảng 150 vị. Người dân tộc thiểu số lấy Đạo giáo làm đời sống tinh thần của mình. Những hình tượng thể hiện trong tranh thờ vô cùng phong phú, điều này cho thấy khá rõ nét lịch sử Đạo giáo trong đời sống đồng bào vùng cao.

Cảnh trừng phạt dưới địa ngục trong bộ “Thập điện vương”.

Tranh thờ có vị trí to lớn trong đời sống tâm linh của bà con, chẳng hạn như đồng bào Dao, lễ cấp sắc được thực hiện trước những bức tranh thờ, nếu một người chưa qua lễ này, sẽ chưa được coi là trưởng thành. Đời sống văn hoá phát triển, tâm linh cũng phát triển theo. Những bức tranh thờ, trừ một số do các hoạ công của làng tranh Đông Hồ thực hiện, còn lại do các thầy mo tự vẽ. Đáng chú ý, các thầy mo phần lớn đều không được học hành, và đều vẽ theo nhận thức chủ quan của mình, theo lời ông Phan Cẩm Thượng, đó là do “trời dạy”.

Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng cũng cho biết, trong bộ sưu tập có cả những bức tranh do hoạ sĩ Trung Quốc mang sang Việt Nam, chứng tỏ đã có sự giao lưu văn hoá trong lĩnh vực vẽ tranh thờ.

“Chỉ là công việc bình thường thôi”

“Bình thường” là hai chữ hay gặp nhất trong những lời nói của Phạm Đức Sĩ đối với kho tàng của mình. Anh cho biết, tất cả những điều này chỉ là theo ý thích của mình. Làm việc, kiếm sống để nuôi gia đình và “nuôi” bộ sưu tập của mình, đó là những việc theo anh rất bình thường.

Tuy nhiên, để đạt được điều bình thường đó đâu phải dễ. Phải có một quá trình hàng năm trời để “thấm” cái đẹp. Từ đó mới bỏ công tìm hiểu, học về văn hoá và thế giới tâm linh của đồng bào vùng cao. Phải đọc sách, đến các bảo tàng, phải gặp và trò chuyện cùng các nhà nghiên cứu, nhà sưu tập. Phải có đam mê, thời gian, công sức, tiền bạc và kiến thức… Đó là điều mà nhà sưu tập “tay ngang” Phạm Đức Sĩ đã tích luỹ được hơn chục năm trời qua, cùng với bộ sưu tập của mình.

Ngài Đại sứ Mỹ Michael Michalak tại triển lãm.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Michalak nhận xét: “Đây thực sự là một triển lãm ấn tượng, một cơ hội quý để chiêm ngưỡng những bức tranh thờ quý giá. Triển lãm này cho thấy sự phong phú về văn hoá, tín ngưỡng, những giá trị vô giá mà những người thế hệ trước để lại cho con cháu. Khó có thể tin được những bức tranh này thuộc về người dân tộc vùng cao. Họ có những đề tài phong phú để nói, trong đó nhiều bức có ý nghĩa ngay cả trong xã hội ngày nay”.

Những bức tranh thờ hiện nay được Phạm Đức Sĩ cất giữ trong những chiếc hộp gỗ, tại căn nhà nhỏ ở phố Bát Đàn của mình. Căn nhà hiện nay đóng cửa để đấy, và mỗi lần “nhớ” tranh, anh lại đảo về thăm. Mong muốn lớn nhất của anh hiện nay là sẽ tổ chức được một triển lãm như thế này ở nước ngoài, “để họ thấy được sự phong phú và vẻ đẹp trong thế giới tâm linh của người Việt Nam”.

TUYẾT LOAN (Theo Nhân dân)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.