ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Giải quyết cơn thịnh nộ của trẻ
Wednesday, December 30, 2009 15:15
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng có những lúc bộc lộ sự giận dữ của mình bằng cách gào thét, ném đồ vật hay cấu véo ai đó khi không kiểm soát được những việc chúng muốn.

Tổn thương và giận dữ
Theo kế hoạch thì cả nhà bé Nguyễn Minh Phương, 5 tuổi sẽ về nhà bà ngoại ở TP Cần Thơ đón Noel. Trước đêm Giáng sinh 2 ngày, bé Phương đã được mẹ chở ra chợ Bến Thành mua bộ váy của nàng công chúa tuyết. Nhưng niềm vui của Minh Phương bất ngờ bị hoãn lại vì ba đi công tác đột xuất không kịp về, kế hoạch bị huỷ bỏ.
Hậm hực vì không được đi chơi, Minh Phương mè nheo mẹ liền bị mẹ phát vào mông. Tức giận, Minh Phương vừa gào khóc, vừa đưa tay giật tung những dây kim tuyến đính trên bộ váy đang mặc rồi lấy chân di xuống nền đất. Chưa hả giận, bé còn giật khăn trải bàn bên trên có bình hoa mẹ vừa cắm, khiến bình hoa rơi vỡ tan tành. Ngay lập tức, bé Phương bị mẹ lôi lên giường “nện” cho một trận. Tiếng mẹ quát, tiếng con khóc ầm ĩ sang cả nhà hàng xóm.
Tương tự, bé Trần Nhật Thành, 4 tuổi, nằng nặc đòi mẹ mua chiếc ô tô điều khiển trong siêu thị. Sau khi liếc nhìn biểu giá, người mẹ lắc đầu rồi kéo con đi ra quầy hàng khác. Cậu bé nhất định không đi, cứ đứng lỳ bên cạnh chiếc ô tô khiến người mẹ bực mình bỏ đi. Hoảng sợ, Nhật Thành vừa khóc vừa đuổi theo mẹ, song khi vừa kịp nhìn thấy bàn tay mẹ chìa ra nắm thì cậu bé lại bất ngờ lôi đồ trên kệ hàng của siêu thị ném xuống đất với vẻ mặt hết sức giận dữ.
Mẹ Nhật Thành cho biết thêm khi ở nhà, cu cậu cũng hay nổi giận nếu loay hoay mãi vẫn không xếp được hình khối như ý hoặc cô chị bất ngờ chạm tay làm đổ đống hình khối đang xếp dở của em.
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), cảm giác giận dữ ở trẻ cũng bình thường như cảm giác vui sướng hoặc buồn phiền. Sự giận dữ ở trẻ thường là phản ứng với sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần như một cố gắng để thoát khỏi tổn thương. Trẻ em thường giận dữ khi chúng cảm thấy không kiểm soát được những việc mà chúng muốn. Có thể là bé không vẽ được bức tranh như ý muốn, hoặc vô ý làm đổ đống khối vuông đang xếp. Trẻ cũng giận dữ nếu chúng không thể kiểm soát được những hoạt động của người khác hoặc bị cha mẹ để lại với người bảo mẫu xa lạ khiến một số bé cảm thấy mất mát, cô đơn. Những cảm giác này làm cho bé cảm thấy bị tổn thương và giận dữ.
moihon4

Các bậc phụ huynh cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân gây ra cơn giận dữ của trẻ. Ảnh: KT

Bí kíp hạ hoả
Một trong những sai lầm nhất ở các bậc cha mẹ là bị lôi cuốn vào cơn giận dữ của trẻ, dẫn tới việc chính cha mẹ cũng trở nên giận dữ. Hậu quả không chỉ nhà cửa ầm ĩ tiếng quát tháo, mà còn khiến trẻ cảm thấy ấm ức vì bị “xử ép”. Có nhiều trẻ sau vài lần bị “xử ép” kiểu này đâm ra lì lợm, không dám bộc lộ cơn giận dữ mà trở nên buồn bã, thờ ơ, mất hứng thú trong hoạt động, kiểu ăn uống của chúng cũng thay đổi. Những bé này có thể sẽ bị trầm cảm.
Vì vậy, theo các chuyên gia tâm lý, không nên tước đi quyền giận dữ ở trẻ. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ phải biết hướng dẫn bé đối mặt với những cảm giác đó như thế nào. Với những trẻ bộc lộ cơn giận dữ bằng việc tỏ ra cứng đầu, lì lợm không chịu làm những việc mà cha mẹ yêu cầu, hoặc la hét gây tổn thương cho cha mẹ bằng những câu như: “Con ghét cha (mẹ)”, các bậc phụ huynh cần phải tỉnh táo để thoát khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt. Đừng nổi giận hay phạt bé vì những câu nói gây tổn thương cho mình ngay lúc bé đang trong cơn thịnh nộ.
Với những bé thích thể hiện sự giận dữ bằng cách đập phá đồ đạc khi nổi giận, các bậc cha mẹ phải chia sẻ với bé sự giận dữ bằng cách ngồi ngang tầm mắt bé, giữ bình tĩnh để giúp bé trở nên bình tĩnh hơn và gọi tên cảm giác của con như: “Con có vẻ giận bạn lắm”; “Mẹ biết con đang rất giận”… Sau đó mới phân tích việc đập phá là không tốt. Đừng bao giờ phê phán bé kiểu như: “Lẽ ra con phải…” hoặc “Tại sao con làm như thế?”… càng khiến bé giận dữ hơn vì không được chia sẻ.
Thông thường, khi chưa biết nói, trẻ thường biểu lộ sự giận dữ bằng cách ném đồ vật, đá hoặc chạy đi chỗ khác. Khi đã biết nói, trẻ thường dùng lời nói để biểu lộ sự giận dữ như hét lên: “Con ghét ba (mẹ)”. Cũng có bé biểu lộ cơn giận bằng việc trở nên cứng đầu và im lặng từ chối, không làm những việc mà cha, mẹ yêu cầu, hoặc kìm nén cơn giận dữ trong lòng. Một số bé lại biểu lộ sự giận dữ thông qua những biểu hiện của cơ thể như nhức đầu, hoặc đau dạ dày thường xuyên, thậm chí là bị ốm hơn so với những đứa trẻ khác và bác sĩ không phát hiện ra bệnh lý gì cả
Diệp Phong
theo giadinh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.