ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Họa sĩ miền Tây Nam Bộ: Mấy ai sống được với tranh!
Wednesday, December 30, 2009 15:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tại hầu hết các hội VHNT khu vực ĐBSCL, chuyên ngành mỹ thuật là phân hội có số lượng hội viên (HV) khá đông; trong số đó một số họa sĩ (HS) là HV Hội Mỹ thuật VN.


“Số phận” – tranh của Lê Công Uẩn (Cà Mau).

Giới cầm cọ vẫn đều đặn trình làng các tác phẩm hội họa tại các cuộc triển lãm cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc. Ấy nhưng, gần như rất ít HS có thể sống được từ tiền bán tranh…

Phân hội Mỹ thuật (Hội VHNT Đồng Tháp) hiện có 45 HV; trong đó 8 người là HV Hội Mỹ thuật VN (MTVN). Không kể đều đặn mang tranh tham gia các cuộc triển lãm mỹ thuật khu vực ĐBSCL, mỗi năm phân hội thường tổ chức 4 – 5 cuộc triển lãm chuyên đề vào các dịp lễ, tết, kỷ niệm ngày Nhà giáo VN…

Ấy nhưng, theo HS Dương Quản Đại (Phân hội trưởng), tuy đó là nghề chính, được đào tạo bài bản (nhiều người tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật), song chưa có HS nào sống được từ tiền bán tranh. Hầu hết đều sống với đồng lương viên chức gắn với 1 công sở. HS Nguyễn Quang Trình (HV Hội MTVN) công tác tại Trung tâm VHTT tỉnh.

HS Dương Quản Đại thuộc biên chế Hội VHNT tỉnh, là người trình bày Báo “Văn nghệ Đồng Tháp”. HS Trần Công Hiến – cũng là HV Hội MTVN – là trường hợp hiếm hoi không lĩnh lương của cơ quan, đoàn thể nào. Tuy nhiên, để có thể cầm cọ sáng tác, HS này phải dạy học (luyện thi cho các thí sinh muốn thi vào các trường mỹ thuật, kiến trúc).

Ở Sóc Trăng, số lượng HV Phân hội Mỹ thuật khiêm tốn hơn (trên 20 người) và mới chỉ có 3 người là HV hội chuyên ngành trung ương. NSNA Văn Ngọc Nhuần (Chủ tịch Hội VHNT Sóc Trăng) cho biết, giới HS ở Sóc Trăng hiện là những người có thu nhập… sống được không chỉ so với HV các phân hội khác, mà so cả với mặt bằng chung của đời sống xã hội hiện nay. “Nghĩa là anh em có thể sống được từ tiền bán tranh?” – tôi hỏi. Ông Văn Ngọc Nhuần đính chính: “Ồ không! Thu nhập của anh em chủ yếu từ vẽ quảng cáo, vẽ tranh cổ động”.

Thật ra, không chỉ ở Sóc Trăng, khá nhiều người trong giới cầm cọ ở miệt đồng này cũng đang tạo ra nguồn thu nhập từ công việc đó. HS Quốc Mỹ (An Giang, sinh năm 1935) – người đầu tiên sáng tác tranh vỏ tràm – sau 40 năm dấn thân với loại tranh chất liệu “dân dã”, hiện đã già yếu, sống cuộc sống đạm bạc ở miền quê. Khoảng 100 bức tranh ghép từ vỏ tràm của ông có một số tác phẩm được tỉnh, huyện và các Cty mua về treo hoặc tặng cho khách; hiện vẫn còn vài chục tác phẩm xếp ở góc nhà…

Có lẽ HS vẽ tranh ngược trên kính Đoàn Việt Tiến là trường hợp hiếm hoi ngoại lệ. Cách vẽ độc đáo với khoảng 300 bức tranh vẽ ngược trên kính khổ lớn của ông thu hút sự ngưỡng mộ của nhiều người trong và ngoài nước. Ông được mời đi biểu diễn giao lưu tại nhiều nước (Đức, Trung Quốc, Thái Lan…); trong đó chỉ chuyến đi Ba Lan đã mang về cho HS 20.000 USD.

Từ cuộc sống gian khó lúc thiếu thời ở vùng quê nghèo Phú Đức (Châu Thành. Bến Tre), hiện ông đã cất được cho mẹ căn nhà khang trang. HS Tiến còn đứng ra vận động nhiều người tài trợ làm từ thiện với 35 tấn gạo cho người nghèo ở Phú Đức; 300 triệu đồng xây Đền thờ liệt sĩ xã, đình làng tại quê và gần 20 căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương ở Tiền Giang, Bến Tre…

Công chúng, giới sưu tập tranh trong nước chưa nhiều. Hầu hết tác phẩm hội họa chỉ bán được – và được giá – khi lọt vào “mắt xanh” của các nhà sưu tập nước ngoài. Ấy nhưng, còn rất ít tranh của các HS miệt đồng được trưng bày tại các phòng tranh và khẳng định được tên tuổi tại thị trường tranh ở TPHCM…

Lê Như Giang
Theo Laodong

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.