Theo Trung Y, cơ thể người là một tiểu vũ trụ và mang đặc tính của tự nhiên.
Ngũ tạng có mang tính chất và năng lượng ngũ hành. Can (gan) thuộc mộc và gió; tâm (tim) tạng, thuộc hoả và nhiệt, tì vị thuộc thổ và ẩm ướt; phế (phổi) tạng, thuộc kim và khô ráo; thận thuộc thuỷ và hàn.
Sự liên hệ tương sinh và tương khắc của các tạng và các hành trong Trung Y. (Louise McCoy/ Thời báo Đại Kỷ Nguyên)
Các vòng tương sinh và tương khắc giải thích mối liên hệ của một “hành” với “hành” khác. Vòng sinh mô tả mối liên hệ tương sinh của ngũ hành: Mộc có thể sinh hoả; hoả có thể bồi đắp cho thổ; thổ cung cấp kim loại; kim có thể bị tan chảy; và thuỷ có thể làm cây cối sinh sôi.
Các xúc cảm của những “hành” đó có cùng sự tương sinh: Sự đầy đủ (gan) có thể tạo niềm vui (hoả); sự vui sướng (tâm) dẫn tới tự tin (thổ); lòng tự tin dẫn đến sự sung mãn về tinh thần (kim), tạo ra động lực (thuỷ); và động lực lại có thể mang đến cảm giác về sự đầy đủ.
Vòng khắc mô tả mối quan hệ xung khắc của ngũ hành: nước thì dập lửa; lửa làm tan chảy kim; kim cắt được mộc; mộc thì mọc xuyên vào thổ; và thổ thì có thể ngăn cản được thuỷ.
Tương tự, có một sự xung khắc như thế về khía cảnh cảm xúc của những hành này: Sợ hãi (thận, thuỷ) có thể hạn chế sự phấn khích (tâm, hoả); sự thoả mãn có thể lấn án nỗi buồn (phế, kim); buồn phiền có thể hạn chế tức giận (gan, mộc); sự tức giận có thể che lấp nỗi lo âu (tì, thổ); và sự lo lắng có thể che đậy sự sợ hãi.
Ví dụ, một bệnh nhân đang khóc có thể che đậy được nỗi tức giận tiềm ẩn; sự tức giận có thể diễn hoá thành lo lắng. Nỗi sợ hãi có thể được dùng để khống chế sự hưng phấn, và thói quen tìm cảm giác mạnh có thể được dùng để tránh sự đau buồn.
Sự ổn định của một sinh thể là ngũ hành phải ở trạng thái cân bằng. Khi một “hành” vượng hoặc suy, nó tác động tới mối tương quan giữa các hành khác.
Mộc quá vượng có thể gây rối loạn cho sự hoạt động của kim và lấn át thổ. Khi gan bì trì trệ với nỗi bực tức và oán hận, nó có thể tạo ra những triệu chứng trong phổi, chẳng hạn như ho, thở khò khè, buồn bã và tác động tới tuyến tuỵ, tạo nêu triệu chứng khó tiêu, mệt mỏi, và lo lắng.
Khi một hành bị suy, nó có thể không “sinh” hay điều khiển được. Ví dụ, nếu thận khí bị suy – do mối liên hệ trong vòng sinh khắc – nó có thể tạo nên sự suy yếu của gan, gây nên chứng thiếu ngủ, chóng mặt, và trầm cảm, và sự quá tải của tim, dẫn tới nhịp tim nhanh, lo lắng, và mất ngủ.
Do đó, những triệu chứng lâm sàng của những tuyến đặc biệt hoặc sự mất cân bằng của “hành” có thể là nguyên nhân trọng yếu của tuyến hoặc “hành” đó hoặc có thể là nguyên nhân thứ yếu với tuyến khác hoặc hành mà có tác động xuôi theo vòng. Một bác sĩ Trung Y có kinh nghiệm có những cách để ước định những vấn đề này và quyết định những sự bất bình thường chủ yếu và thứ yếu.
Theo lý thuyết Trung Y, các tạng có những điểm trên bề mặt của cơ thể mà thường xuyên trao đổi với môi trường bên ngoài. Những điểm trên bề mặt này, được gọi là huyệt, có thể được sử dụng để điều chỉnh tình trạng của khí thông qua các tạng tới khắp nơi bên trong cơ thể.
Trong Trung Y thực hành cổ điển, đại phu phải đánh giá tình trạng khí của bệnh nhân liên quan với các tạng và quyết định phác đồ điều trị hợp lý. Ông ta hoặc bà ta sẽ lựa chọn những bộ huyệt và thủ pháp châm cứu để khôi phục lại sự cân bằng. Các đại phu giỏi sẽ hỏi về các triệu chứng một cách có hệ thống và khám xét các dấu hiệu, bao gồm xem lưỡi, bắt mạch, để chuẩn đoán.
Trong thời hiện đại, châm cứu không thường xuyên được sử dụng do nền tảng lý thuyết của Trung Y cổ điển. Một số thêm vào các kích thích điện với những cây kim để tăng hiệu quả của chúng. Những người khác đã phát triển một phương thức điều trị cố định cho mọi bệnh nhân với một tình trạng nhất định mà không liên quan đến việc khám về tình trạng khí và các tạng.
Sự không nhất quán trong việc làm sao châm cứu được tiếp cận và ứng dụng có thể phần nào do sự khác nhau giữa các nghiên cứu. Khi được hoàn thành theo nguyên lý của Trung Y, châm cứu trông cậy vào sự đánh giá về năng lượng mà nó phục thuộc vào kinh nghiệm lâm sàng và sự học tập của người châm trên nền tảng lý thuyết về Trung Y.
Sự khác nhau đặc thù về dạng năng lượng và các thủ pháp châm kim biến ảo làm nó trở nên khó khăn để tạo thành những nghiên cứu khách quan và những phương thức thí nghiệm chuẩn.
Bác sĩ Dương là một chuyên gia thần kinh, và là một bác sĩ thế hệ thứ tư về Trung Y của Trung Quốc. Ghé thăm trang web của ông tại địa chỉ: taoinstitute.com
Tác giả: Jingduan Dương
(theo vietsoh)