ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Con tôi chậm nói
Friday, January 1, 2010 8:55
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Con trai tôi đã hơn 3 tuổi nhưng cháu rất chậm nói, ít nói. Điều này do cháu chậm phát triển về trí tuệ hay không? Xin bác sỹ cho tôi lời khuyên.

Trần Minh Phương (Cầu Giấy – Hà Nội)
Trả lời:

Trẻ có thể giao tiếp bằng lời nói từ lúc 1 tuổi, trung bình sử dụng được khoảng 10 từ ngữ. Dần dần khả năng nói và sử dụng số từ ngữ của trẻ tăng dần. Đến khoảng 3 tuổi, vốn từ có thể đạt tới 1.200-1.500 và trẻ có thể giao tiếp được bằng lời nói những điều đơn giản trong sinh hoạt.

Như vậy, với lứa tuổi như của con trai chị thì thông thường đã có thể giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ. Quá tuổi này mà trẻ chưa có khả năng trao đổi những điều thông thường nghĩa là đã bị chậm nói.

2a8noi

Triệu chứng ở trẻ chậm nói ngoài việc trẻ không chịu nói còn có những biểu hiện như trẻ hay khóc đêm, khó thích nghi với những cái mới, mắc chứng tự kỷ…

Nguyên nhân trẻ chậm nói có thể do: trẻ ít được cha mẹ trò chuyện, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh… Hoặc có thể do xuất phát từ yếu tố di truyền, do trẻ đẻ non, còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển… cũng thường chậm nói.

Theo GS Phạm Kim (Báo Sức Khỏe & Đời Sống), cần phân biệt 2 khả năng về ngôn ngữ ở trẻ chậm nói. Nếu trẻ vẫn hiểu được lời nói (chỉ đúng những gì ta hỏi như “tai đâu, mắt đâu…” và thực hiện đúng những mệnh lệnh giản đơn như lấy mũ, dép) thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Nếu được giúp đỡ tốt, những trẻ này có thể phát triển lời nói rất nhanh để không bị chậm trễ về mặt ngôn ngữ khi đến tuổi đi học.

Ngược lại, những trẻ bị chậm cả diễn đạt lẫn cảm thụ ngôn ngữ thường có căn nguyên nghe kém hoặc chậm khôn; việc giúp đỡ sẽ khó khăn hơn nhiều. Trẻ nhất thiết phải được thầy thuốc chuyên khoa tai khám, đo sức nghe và đo chỉ số IQ.

270101

Như vậy, chị có thể căn cứ vào đó để xác định được khả năng ngôn ngữ của con mình ở dạng nào, từ đó mới có cách khắc phục giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

Ba năm đầu đời là khoảng thời gian vàng cho sự phát triển bền vững của trẻ và phát hiện ra những trục trặc về phát triển trong thời gian này có thể điều chỉnh để trẻ lớn khôn bình thường vì vậy gia đình không nên quá lo lắng.

Về phía cha mẹ, cần lưu ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng cách: thường xuyên trò chuyện với con, chơi với con, cho con tiếp xúc với môi trường xung quanh, gửi con đi nhà trẻ để bé được học hỏi trong môi trường có thầy cô và nhiều bạn bè…
Cha mẹ phải nhẫn nại, không nên nóng vội, hãy bắt đầu từ việc dạy con nói lên những đòi hỏi của mình: như đòi ăn, đòi đồ chơi, đòi đi vệ sinh… vốn từ của trẻ dần dần sẽ tăng dần lên. Tiếp theo, dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về 1 từ nào đó. Dạy nói cho trẻ đi liền với tình huống và kèm theo hình ảnh sẽ giúp trẻ tư duy tốt nhất. Mỗi khi trẻ nói, cha mẹ hãy động viên, khen ngợi con để kích thích bé.
Nếu bé chậm nói lẫn chậm hiểu thì phụ huynh cần đưa con tới bác sỹ. Được tác động sớm sẽ giúp điều trị cho trẻ dễ dàng hơn, trẻ sẽ phát triển tốt, thuận lợi hơn.
Lan Anh (Tổng hợp)
theo afamily

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.