ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Đi nuôi vợ đẻ
Wednesday, January 6, 2010 13:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Kể cũng lạ, mới hôm nhập viện, tôi không dám vào phòng bà đẻ vì hôi hám, thế mà giờ, tất cả công việc từ giặt giũ, cho con bú sữa, tắm rửa cho vợ… tôi đều làm ngon lành.

img933
Minh họa: Dad

Chiều thứ bảy, trời mưa như trút nước. Tôi và mấy ông bạn cùng cơ quan đang “gặp nhau cuối tuần” tại quán thịt chó, thì điện thoại đổ chuông liên tục. Vừa mở máy, chưa kịp “a-lô” đã nghe vợ vừa khóc vừa la mắng ầm ĩ: “Em đau bụng sắp chết rồi mà giờ này anh vẫn còn đàn đúm với bạn bè được hả. Đồ vô tâm! Về đưa em lên bệnh viện ngay! Vỡ ối rồi!”. Tôi cố xuýt xoa: “Em làm gì mà cuống cuồng lên thế, có bà nội bên cạnh, lo gì. Với lại, hai lần trước em cũng làm cho anh hết hồn mà có thấy gì đâu. Tí nữa anh về”. Thế là, từ “gặp nhau cuối tuần” đã nhanh chóng chuyển sang mừng tôi sắp được lên chức.

Về đến nhà đưa vợ đi bệnh viện, quãng đường chỉ hơn ba chục cây số nhưng nặng nề và căng thẳng hơn thường lệ. Trừ bác tài xế, trên xe lúc này được chia thành hai “phe”, bên này là vợ và bà nội, còn bên kia chỉ có mình tôi. Xét về mọi phương diện tôi đều thua tuyệt đối. Cứ khoảng vài chục phút là cô ấy lại khóc lóc, kêu la vì cơn đau xuất hiện, bốn con mắt căng thẳng, ẩn chứa bao điều trách móc lại đổ dồn về phía tôi. Mặc dù vẻ bề ngoài tôi tỏ ra “ăn năn” với sự chậm trễ lúc chiều, song trong lòng cảm thấy chưa đến mức phải lo lắng. Bởi lúc này, nếu cô ấy có đau đẻ thật thì cũng chẳng sao, vì đã có bà nội dày dạn “kinh nghiệm” túc trực bên cạnh.

Hơn nữa, vợ tôi thường hay “thổi phồng sự thật”, thế nên biết đâu đây lại là tình huống nằm trong “âm mưu” của cô ấy nhằm cảnh báo cái tính ham vui của tôi. Xe đến cổng bệnh viện thì trời hết mưa. Vợ tôi khó nhọc chuyển động từng bước một trong sự nâng niu của bà nội. Tôi đi sau, hai tay xách hai làn quần áo, dày dép, chăn màn, đồ ăn thức uống… nặng trịch mà không biết than thở cùng ai. Lần đầu tiên đến khoa phụ sản, tôi cảm thấy “choáng” gấp trăm lần những gì mình đọc trên sách báo cũng như nghe người ta kể. Một phòng chưa đến hai chục mét vuông, người ta đặt một giường hai bà mẹ và trẻ sơ sinh; còn người nhà đi thăm, nuôi thì nằm vạ vật dưới nền, đến nỗi ngoài hành lang cũng quá tải.

Cuộc sống ở đây hầu như không có khái niệm ngày và đêm, không khí lúc nào cũng ồn ào, nóng nực, căng thẳng. Người đến đẻ, kẻ về nhà diễn ra liên tục. Hơn một tuần ở đây, tôi chỉ ước hai điều: mong sao cho mẹ tròn con vuông để sớm được về nhà và cố tìm một chỗ ngả lưng cho đỡ mệt.

Trưa hôm sau, vợ tôi được chuyển lên phòng chờ sinh. Tưởng như mọi việc đã sẵn sàng thì nữ bác sĩ gọi tôi lên phòng trực thông báo bằng một câu ngắn củn đầy mệnh lệnh: “Vợ anh hết ối, phải mổ!”. Tôi hoảng hốt đến nỗi không đủ can đảm để viết được mấy chữ vào giấy cam đoan! Người ta vội vàng đẩy cô ấy vào phòng mổ rồi đóng sầm cửa lại. Tự nhiên tôi thương vợ đến kỳ lạ, nước mắt cứ thế tuôn rơi. Tôi ngồi đếm từng giây thời gian. Lúc nãy bác sĩ bảo khoảng bốn chục phút là mổ xong, sao đã qua phút năm mươi mà chẳng thấy đâu? Bao nhiêu câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu khiến tôi không sao giải thích được. Đang nghĩ ngợi miên man thì cô y tá bế đứa trẻ khóc oe oe xuất hiện. Tôi hạnh phúc chạy ríu chân đến bế con và “a-lô” cho người thân, bạn bè gần xa.

Mổ xong, vợ tôi nằm ở phòng hồi sức. Bà nội phân công: “Anh chăm vợ. Tôi chăm cháu”. Nếu sinh tự nhiên thì một đến hai ngày là có thể đưa mẹ con về nhà được, sinh mổ ít nhất phải một tuần. Do sức khỏe yếu, vợ tôi phải nằm bất động hai ngày. Kể cũng lạ, mới hôm nhập viện, tôi không dám vào phòng bà đẻ vì hôi hám, thế mà bây giờ, tất cả công việc từ giặt giũ, cho con bú sữa, tắm rửa cho vợ… tôi đều làm ngon lành, thậm chí mấy chị giường bên cạnh còn tâm đắc khen tôi “khéo tay”.

Một tuần nuôi vợ đẻ ở bệnh viện, mặt mày tôi hốc hác, râu tóc dài tua tủa vì thiếu ngủ. Vất vả, nhưng hạnh phúc và thoải mái! Nhờ đó mới thấm thía, thấy mình cần phải từ bỏ những cuộc vui vô bổ để chăm lo cho hạnh phúc gia đình.

Theo Đặng Hữu Thi
Thanh niên

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.