ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sài hồ, vị thuốc hay
Monday, January 25, 2010 6:48
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sài hồ vị thuốc có tên dược Radix Bupleuri là sản phẩm từ rễ của cây Sài hồ có tên khoa học Bupleurum sinense DC thuộc họ Hoa tán Umbellferae.

img189

Là cây lá giống lá trúc, nhưng nhỏ hơn, hoa vàng và thơm, thường gọi là Bắc Sài hồ. Rễ sử dụng làm thuốc thẳng, vỏ vàng đen, chắc, ít rễ con và cũng thơm ít hơn so với rễ cây Lức.

Theo kết quả nghiên cứu hiện về cây Sài hồ thấy thuốc có tác dụng giải nhiệt trên thực nghiệm kể cả lâm sàng. Ngoài ra còn tác dụng giảm đau, làm dịu đau tức sườn ngực, khai uất, điều kinh. Kháng khuẩn trên in vitro, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn lao. Có khả năng kháng virus như ức chế mạnh đối với virus cúm và virus bại liệt.

Đông y cho rằng Sài hồ có vị đắng, tính bình. Quy vào các kinh Can, Đởm, Tâm bào và Tam tiêu. Tác dụng của thuốc là phát biểu, hòa lý, thoái nhiệt, thăng dương, giải uất, điều kinh. Dùng sống trị ngoại cảm, giải nhiệt, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi. Khi thuốc được tẩm sao để trị hoa mắt, ù tai, kinh nguyệt không đều hay trẻ bị lên đậu, sởi, sốt rét, sốt thương hàn. Tuy nhiên với những người hỏa hư không dùng hoặc có hội chứng can dương vượng hay can âm hư. Liều trung bình cho mỗi ngày 12 – 24g.

Để tham khảo, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh tiêu biểu mà trong đó có vị Sài hồ.

* Chữa sốt, hư lao, phát sốt, tinh thần mệt mỏi: Dùng phương “Tiểu Sài hồ thang” gồm các vị Sài hồ 15g, Nhân sâm 4g, Hoàng cầm 2,5g, Sinh khương 4g, Bán hạ 7g, Cam thảo 4g, Táo 4g, cho 3 bát nước sắc còn lại 1 bát rưỡi, chia 3 lần uống trong ngày.

* Chữa hư lao phát sốt, cảm mạo phát sốt: Dùng Sài hồ 160g, Cam thảo 40g, hai vị tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần lấy 8g đun với 1 bát nước uống.

* Trị Can khí (tức biểu hiện can khí uất như ngực sườn đau tức trong đau thần kinh liên sườn, viêm gan, viêm túi mật, kèm theo rối loạn tiêu hóa thể hiện chán ăn, bụng đầy, ợ hơi, ợ chua, trong người nóng, mạch huyền, tức hội chứng can vị bất hòa): Dùng phương “Tiêu dao tán” trong Hòa tể cục phương gồm vị Sài hồ 12g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, chích Cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Tuy nhiên cần gia giảm tùy theo bệnh chứng như loét dạ dày tá tràng, rối loạn kinh nguyệt, cao huyết áp, suy nhược thần kinh nếu có kèm các triệu chứng như vừa nêu sử dụng phương này rồi gia giảm cho phù hợp với người bệnh đều cho kết quả tốt.

* Thuốc tác dụng thăng dương (phù hợp với những chứng do tỳ khí hư nhược, gây tiêu chảy kéo dài hay chứng sa trực tràng, sa tử cung, kinh nguyệt kéo dài, rong kinh, khí hư nhiều): Dùng phương “Bổ trung ích khí” trong Tỳ vị luận gồm Hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 12g, Bạch truật 12g, Đương quy 12g, Trần bì 4 – 6g, chích Cam thảo 4g, Thăng ma 4 – 8g, Sài hồ 6 – 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần.

Ngoài ra còn sử dụng Sài hồ phối hợp với các vị khác để trị mỡ máu cao, viêm gan, viêm giác mạc do virus, trị luput ban đỏ và các chứng cảm mạo…

Những lưu ý khi dùng: Theo một số tài liệu khuyên không nên sử dụng Sài hồ khi ho do phế âm hư, hay triều nhiệt (sốt định kỳ), huyết áp cao có hội chứng can hỏa thượng nghịch (như đau đầu, ù tai, chóng mặt), không nên dùng liều cao vì có thể gây tăng bệnh, thậm chí gây xuất huyết. Khi bị lao phổi có triệu chứng can khí uất cần sử dụng liều Sài hồ thấp chừng 4 – 6g cho mỗi thang/ngày. Nên phối hợp Sài hồ với Bạch thược để làm tăng tác dụng thư can trấn thống, mặt khác lại còn làm dịu tính kích thích của Sài hồ đối với cơ thể.

B.S HOÀNG XUÂN ĐẠI
(theo nongnghiep)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.