ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Thoát nghèo nhờ… “đánh cược với đời”!
Friday, January 1, 2010 14:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


“Chọn nhung hươu phải có kinh nghiệm. Để nhận biết nhung thật, có thể xem chỗ mặt cắt. Mặt cắt nhung thật sạch, trắng, có lỗ nhỏ như tổ ong, rìa ngoài không có chất xương, mùi tanh và có vị mặn”, đó là lời chia sẻ kinh nghiệm chân tình của anh Tống Xuân Minh khi đưa cho chúng tôi xem chiếc sừng hươu mà gia đình anh vừa cắt từ đàn hươu nuôi trong vườn. Nhìn cơ ngơi khang trang của gia đình anh, mấy ai nghĩ rằng, 10 năm trước, anh và vợ con phải “ăn vay” từng bữa, nhưng nhờ có “gan đánh cược với số phận”, đến nay mỗi năm gia đình anh thu về khoảng 300 triệu đồng từ việc nuôi hươu sao bán nhung và con giống.


img808
Chị Lý đang chăm sóc đàn hươu

“Đánh cược với số phận”

10 năm trước đây, gia đình anh Tống Xuân Minh và chị Đinh Thị Lý cũng giống như bao gia đình khác ở thôn 1, xã Phú Long, huyện Nho Quan, Ninh Bình chủ yếu là làm vườn đồi. Cuộc sống vô cùng khó khăn, chật vật. Ai cũng tự nhủ, ở nơi đồi núi hẻo lánh, làm đủ ăn là tốt lắm rồi, mong gì có “bát ăn, bát để”. ấy vậy mà, cái gì đến đã đến! Có người mách bảo: “Vùng này nuôi hươu sao rất thích hợp, vừa không vất vả lại cho thu nhập cao”, nghe vậy, vợ chồng anh Minh quyết chí làm ăn, coi như là “đánh cược với số phận”. Năm 2000, gia đình anh vay vốn mua được 2 con hươu sao.

Mặc dù vậy, những ngày đầu chưa có kinh nghiệm, lại đi vay lãi để mua hươu nên anh Minh thực sự lo lắng, chỉ sợ sơ xẩy một chút là “trắng tay”, không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ. Tuy nhiên, nhờ có sự giúp đỡ chia sẻ kinh nghiệm của một người bạn nên gia đình anh đã quen dần với việc chăm sóc đàn hươu. Mỗi năm, cứ vào mùa xuân từ tháng 1 tới tháng 4 dương lịch là gia đình anh lại có nhung hươu để bán. Bình quân mỗi con hươu đực cho lợi từ 4 đến 6 lạng nhung. Còn những con cái sinh sản mỗi năm một lứa. Tới nay gia đình anh Minh đã nhân giống ra được 80 con hươu sao với 50 con đực lấy nhung và 30 con cái sinh sản.

Chị Lý bộc bạch: “Vốn bỏ ra mua mỗi con hươu từ một đến hai năm tuổi là mười đến mười hai triệu đồng. Hươu rất ít khi bị bệnh như những vật nuôi khác. Chỉ sau một đến hai năm là thu hồi được vốn. Tới giờ, gia đình tôi đã cung cấp con giống cũng như chia sẻ kinh nghiệm cho các gia đình khác trong làng xóm, trong tỉnh và các tỉnh lân cận họ cũng tự tìm đến mua con giống như Hòa Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Phòng Còn nói về thu nhập, mỗi năm gia đình tôi thu hoạch nhung và bán con giống được khoảng 300 triệu đồng”. Dẫn chúng tôi ra vườn, tranh thủ vứt cho đàn hươu nắm lá cây rừng, chị tiếp: “Nhà chỉ có bốn người. Hai cháu còn nhỏ, đang đi học nên thức ăn của hươu chủ yếu chỉ có hai vợ chồng đi kiếm, không phải thuê thêm nhân công, thế mà vẫn nuôi đủ 80 con hươu. Vừa nhàn lại cho lợi nhuận cao nên các hộ gia đình khác ở địa phương cũng đang học tập và nhân rộng mô hình nuôi hươu sao. Chúng tôi rất vui khi chia sẻ kinh nghiệm với các anh em trong làng xóm. Nhờ chăn nuôi hươu mà tới nay gia đình tôi cũng như nhiều hộ khác đã thoát khỏi cảnh đói nghèo”.

Anh Minh cũng phấn khởi: “Nuôi hươu được cái chỉ phải bỏ công và bỏ vốn ban đầu, chứ không phải mua thức ăn cho hươu, tất cả thức ăn cho hươu mình tự đi kiếm trên đồi núi, hươu ăn rất ít. Thức ăn chính của hươu là những lá cây rừng đắng, chát và có nhựa như lá mít, lá sung, lá xoan”.

Kinh nghiệm ngọt bùi

Nhung hươu rất quý, có tác dụng chữa được nhiều bệnh như đau dạ dầy, bổ tuỷ, ích huyết… Từ lâu đời, các thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật Bản đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, da dẻ hồng hào, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp…

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn đúng nhung hươu thật và tốt. “Chọn nhung hươu phải có kinh nghiệm. Để nhận biết nhung thật, có thể xem chỗ mặt cắt. Mặt cắt nhung thật sạch, trắng, có lỗ nhỏ như tổ ong, rìa ngoài không có chất xương, mùi tanh và có vị mặn”, anh Minh cởi mở. Đưa cho chúng tôi xem mấy chiếc nhung hươu mà gia đình anh vừa cắt từ đàn hươu nuôi ngoài vườn, anh không quên nhắn nhủ: “Nhung hươu tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Những người không được dùng là người quá gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, viêm phế quản, sốt, bệnh truyền nhiễm”.

Chúng tôi đã thật sự bị thuyết phục bởi đôi vợ chồng trẻ làm kinh tế giỏi này. Quả thật, những kinh nghiệm quý báu mà anh chị không ngần ngại chia sẻ không phải bất cứ ai cũng am hiểu, kể cả những người nuôi hươu lâu năm. Chị phân tích: “Nhung đã mọc được một chi đúng phân yên thì đã kém, nếu chi đã hơi dài thì lại càng kém giá trị. Nhung tốt nhất là thứ chưa phân yên, khổ mềm, thái được toàn bộ, không có xương tảng, không nứt”.

“Những thông tin này từ đâu mà anh chị có được?”, chúng tôi thắc mắc. Anh cười thân thiện: “Từ học hỏi, kinh nghiệm và niềm đam mê 10 năm nuôi hươu đấy!”.

Đang lúc cao trào của câu chuyện, chị tiếp lời anh: “Chế biến nhung tươi phải rất thận trọng. Lúc cắt nhung phải đảm bảo vô trùng, dùng dao thật bén mà cắt, đầu treo ngược để khỏi chảy máu. Lấy vải bông đã tẩm cồn 90 độ bọc lại chỗ cắt. Lúc cắt cần làm cho hươu nai bình tĩnh không hoảng sợ để máu trong nhung không chảy mạnh làm giảm mất chất. Nhung tươi có thể làm sạch lông, thái miếng mỏng ngâm rượu dùng. Cắt nhung xong, treo ngược lên rồi làm khô”. Chị cho biết thêm, việc làm khô rất quan trọng, liên quan đến giá trị và phẩm chất của nhung. Có nhiều cách, nhưng cách thường làm là lấy giấy bản tẩm rượu gừng (1/10) quấn lại, để nhung đứng ngược trong một cái thùng có đáy dễ tháo ra. Lấy cát nóng từ 30 40 độ xối vào cho ngập nhung (trừ chỗ cắt). Khi cát nguội, tháo cát ra, bọc giấy bản tẩm rượu gừng lại, xối cát khác vào nóng hơn (từ 60 – 70 độ). Làm như vậy cho đến khô. Theo kinh nghiệm của anh chị, nếu dùng cát nóng quá thì da ngoài chóng khô nhăn và nứt nhưng trong chưa khô, sau này nhung dễ bị hỏng. Mỗi lần thay cát nên thay giấy bản tẩm rượu.

Khi chia tay chúng tôi, anh chị nói với theo: “Trao đổi kiến thức là niềm vui của vợ chồng mình. Nếu gia đình nào cần chia sẻ kinh nghiệm, chúng tôi rất sẵn sàng giúp”. Phải thú thực, mặc dù không am hiểu lắm về lĩnh vực này cũng như không có “ý đồ” tìm hiểu sâu, thế nhưng khi được vợ chồng “triệu phú miền sơn cước” cho biết rất nhiều thông tin bổ ích về kinh nghiệm nuôi hươu sao và cách chọn nhung tốt, chúng tôi đã “say”.

Nguyễn Thu Hường
theo doisongphapluan

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.