ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nét văn hóa cổ Việt Nam trong lòng New York
Monday, March 8, 2010 15:12
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Tác giả người Mỹ Souren Melikian vừa có bài viết “Vén bức màn bí ẩn bao phủ hàng thế kỷ của nghệ thuật Việt Nam”, với những thông tin hết sức thú vị về cuộc triển lãm cổ vật Việt Nam do Hội Asia Society tổ chức đang diễn ra tại New York cho đến 2/5.

Cuộc triển lãm với chủ đề ”Nghệ thuật Việt Nam cổ xưa” cùng cuốn sách của tác giả Nancy Tingley, người đã có tới hai thập kỷ nghiên cứu về nghệ thuật Việt Nam, đã thu hút sự chú ý của người dân Mỹ và cho họ những nét phác thảo cơ bản về sự hình thành của đất nước Việt Nam.

Trong bài báo đăng trên New York Times, Melikian miêu tả: “Văn hóa tiếp nối văn hóa hiện hữu ngay trên lãnh thổ của quốc gia và ẩn chứa rất nhiều bí ẩn mà không một nhà nghiên cứu lịch sử nào giải đáp được. Nhiều nền văn hoá khác nhau đã từng xuất hiện trên vùng lãnh thổ đó, mà dấu tích còn để lại chỉ là những cổ vật mà ngày nay không ai biết rõ ý nghĩa đích thực. Trong cuộc triển lãm, nhiều tác phẩm quan trọng đã đặt ra cho khán giả những câu hỏi rất khó tìm ra lời giải đáp”.

Một số vật dụng bằng đồng được trưng bày cho thấy sự khai sáng của một nền văn hóa được gọi là Đông Sơn ở Thanh Hoá. Sự tinh vi trong từng chi tiết phản ánh một nền văn hoá cực thịnh đã khởi đầu từ khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên và kéo dài trong vòng ít nhất 600 năm. Nhưng rất tiếc là ngày nay, không ai biết gì về những người đã làm ra các vật dụng đó, thậm chí tính danh tác giả cũng không còn. Giả sử rằng những người này có chữ viết, thì hệ thống mẫu tự đã hoàn toàn biến mất.

Nét văn hóa cổ Việt Nam trong lòng New York - Tin180.com (Ảnh 1)
Trống đồng Đông Sơn được nhiều người quan tâm. Ảnh minh họa

Người Trung Quốc đã nhắc đến vùng này trong sử sách của họ. Thật ngạc nhiên khi nhận ra một số cổ vật Đông Sơn không chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc, mà còn ở xa hơn, như ở vùng Trung Đông hay tại Iran thế kỷ thứ I trước Công nguyên, hoặc tại Ai Cập vào thế kỷ thứ II trước Công Nguyên.

Điều đáng nói là dù bị đô hộ trong 900 năm, nền văn hoá ở vùng phía Nam này vẫn duy trì được những bản sắc riêng. Thật ngạc nhiên khi không thấy dấu vết ảnh hưởng văn hoá của kẻ xâm lược đến từ phương Bắc trên nền văn hóa Đông Sơn.

Ngay cả những cố gắng bắt chước nghệ thuật Trung Quốc một cách chặt chẽ nhất cũng biến thành những công trình độc đáo của cư dân vùng Đông Sơn. Một chiếc bình rượu mang hình con gà trống mượn từ Viện Bảo Tàng Lịch Sử Việt Nam với những gờ nổi, và nhất là với phần đầu gà sinh động, không hề giống bất kỳ bình mẫu nào của Trung Quốc.

Xa hơn về phía Nam là một nền văn hoá sinh động và bí hiểm khác. Một chiếc hoa tai, đào được vào năm 1994 tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy cố gắng cách điệu hoá hình thù thú vật tiến gần đến phong cách trừu tượng. Đồ gốm tìm thấy ở nơi này cũng biểu hiện xu hướng thẩm mỹ tương tự, chẳng hạn như một chiếc bình bằng đất sét nung với nhiều góc cạnh đẹp mắt.

Các cổ vật theo xu hướng gọi là ”trừu tượng” đó tồn tại song song với những tác phẩm tượng hình. Một con tê tê bằng đồng tìm thấy ở vùng Đồng Nai được xác định là được làm ra trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên, đến thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên. Con tê tê rất sinh động và đẹp mắt này là một cổ vật độc nhất vô nhị, làm cho văn hoá Đông Sơn thêm kỳ bí.

Các hiện vật từ hai nền văn hoá khác ở Việt Nam là văn hoá Phù Nam và Champa cũng là một phần hết sức thú vị trong triển lãm.

Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu các tác phẩm của nhiều cá nhân hay sự cách mạng của nghệ thuật qua từng thời kỳ phát triển của thế kỷ 15 và 16. Bị tàn phá nhiều qua thời gian và ngoại cảnh nhưng chúng ta vẫn có thể thấy được sự sáng tạo tuyệt vời trong những tác phẩm nghệ thuật ở đất nước giàu văn hóa tại bán đảo Đông Dương này. Với các công trình khảo cổ học đang được thực hiện một cách hệ thống, một bức tranh toàn cảnh cùng những bí ẩn về văn hóa Việt Nam sẽ dần dần được hé mở.

Theo www.baodatviet.vn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.