ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sinh viên cũng phải học thêm?
Sunday, March 28, 2010 9:53
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Không chỉ học sinh mà ngay cả sinh viên hiện nay cũng đang lao vào học thêm. Hiện tượng này đang ngày càng phổ biến hơn theo cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực.

Sinh viên cũng phải học thêm? - Tin180.com (Ảnh 1)
Khi muốn học thêm, bạn cần hoạch định rõ những khóa học nào là cần thiết nhất.

1. Học để biết thêm

Với nhiều sinh viên, kiến thức trên giảng đường vẫn chưa đủ hoặc cần được bổ trợ. Chính vì vậy mà các bạn đã chọn giải pháp học thêm một số kĩ năng bên ngoài nhà trường.

Bạn Hồng Liên, sinh viên trường ĐHVL cho biết: “Chuyên ngành của mình là Quản trị kinh doanh. Nhưng do mình muốn được làm các chức vụ cao hơn nên đã chọn học thêm nghiệp vụ ở bên ngoài vì chuyên ngành của mình không có đào tạo. Tuy khá vất vả do phải học thêm ngoài giờ nhưng về sau mình nhận ra rằng cả hai bổ trợ cho nhau rất tốt lại có thêm kinh nghiệm và bằng cấp, thuận lợi cho việc xin việc sau này”. Với N.Nga (sinh viên năm 3 trường ĐHCT), học thêm đơn giản chỉ để biết thêm những gì mình thích, những gì mình muốn khám phá “Mình nghĩ không khi nào thích hợp cho việc theo đuổi những gì mình thích hay trau dồi thêm một số kĩ năng bên ngoài sách vở trong thời gian học đại học. Vì học đại học, thời gian được giãn ra khá nhiều lại có thể chủ động trong việc sắp xếp thời gian”.

2. Học thêm để “chữa cháy”

Bên cạnh việc học thêm để hổ trợ cho nghề nghiệp sau này, nhiều sinh viên học thêm để chữa cháy cho việc học trái sở thích hoặc xem đó là cứu cánh khi nhận ra mình không thích hợp với chuyên ngành đang theo học.

N.N (sinh viên năm 2, trường ĐHX) cho biết: “Sau khi học được một năm, mình nhận ra bản thân không thích hợp với chuyên ngành đã chọn. Nhưng nếu bắt đầu lại từ đầu thì mình không đủ bản lĩnh. Chính vì vậy mình chọn cách học thêm một chuyên ngành thứ hai như cách “chữa cháy”. Do hai chuyên ngành khác xa nhau nên N.N phải thầu cả hai khối lượng kiến thức chẳng ăn nhập gì với nhau. Đến khi nhìn lại kết quả học tập, cô nàng chỉ biết thở dài khi cái bằng bên ngoài vẫn chưa lấy được trong khi phải thi lại mấy môn cho học kỳ này. Cũng như N.N, bạn M.Trường (sinh viên trường ĐH M) chọn giải pháp học thêm một chuyên ngành khác để “chữa cháy” cho việc học “nhầm” lớp. Tuy nhiên, sau một thời gian học cùng lúc hai ngành, Trường quyết định chỉ chọn một và thi lại vào chuyên ngành mình thích vì không kham nổi việc học.

3. Sinh viên học thêm: lợi hay hại?

Bên cạnh những sinh viên có kế hoạch học tập hẳn hoi, một số sinh viên do không sắp xếp hợp lí thời gian lại ôm đồm học cùng lúc nhiều môn, đã gây phản tác dụng. Chẳng những không tiếp thu được gì thêm, các sinh viên này còn phải lo “trả nợ” cho khoảng thời gian mình đã phí phạm mà không thu được kết quả gì. Không ít bạn vì chạy theo trào lưu đã không ngần ngại đăng kí một lúc nhiều môn học nhưng rồi không kham nổi nên “tiền mất, tật mang”.

Điển hình là cô bạn T.Ngân (Trường ĐH V). Vì ham vui theo bạn bè, Ngân đăng kí một lúc 3 lớp học thêm. Không những không thể theo học trên lớp đều đặn, Ngân còn tiêu tốn khá nhiều thời gian cho những lớp học “cưỡi ngựa xem hoa” bên ngoài. Kết quả là việc học trong lớp không đạt, việc học thêm cũng chẳng xong. Cô bạn mất cả chì lẫn chài

Chính vì vậy, khi muốn học thêm, bạn cần hoạch định rõ những khóa học nào là cần thiết nhất. Không nên quá tham lam mà phải sắp xếp thời gian một cách khoa học và hợp lí. Và dù thế nào đi nữa, bạn cũng đừng lơ là việc học tại trường.

(Theo Mực Tím)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.