ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hoạ sĩ biếm họa Trung Quốc lưu vong được vinh danh tại New York
Tuesday, April 20, 2010 13:58
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Anh Quách Cạnh Hùng vừa nhận được các giải thưởng Nghệ sĩ mời Danh dự và Bình chọn của khán giả tại I-CON29, Đại học SUNY Stony Brook University vào tuần trước. I-CON29 là hội thảo về truyện tranh và tranh biếm họa lớn nhất tại miền đông-bắc Hoa Kỳ.

Hoạ sĩ biếm họa Trung Quốc lưu vong được vinh danh tại New York - Tin180.com (Ảnh 1)
Họa sĩ vẽ truyện tranh người Trung Quốc, anh Quách Cạnh Hùng
(phải) nhận giải thưởng Khách mời Danh dự tại I-CON29. Bên tay trái là
người phiên dịch của anh. (Ảnh tặng của Flag Studios, LLC flagstudios.com)

“Đại Hùng”, theo tên mà người hâm mộ khắp thế giới gọi anh, nói trong bài phát biểu nhận giải của mình rằng đây là giải thưởng đầu tiên anh nhận được tại Hoa Kỳ. Anh cho rằng khả năng sáng tạo của mình có được là nhờ người thầy tinh thần, Ông Lý Hồng Chí, Người sáng lập Pháp Luân Công: “Tôi đến từ Trung Quốc, và không có tự do sáng tác ở Trung Quốc. Sự kiện Google đã cho thế giới thấy rằng người Trung Quốc không có tự do thông tin. Cả tín ngưỡng và các tác phẩm của cá nhân tôi đều không được chế độ cộng sản [Trung Quốc] chấp nhận, và do đó, tôi đã phải tìm cách sống lưu vong ở Hoa Kỳ.”

Hoạ sĩ biếm họa Trung Quốc lưu vong được vinh danh tại New York - Tin180.com (Ảnh 2)
Quách Cạnh Hùng. (Wei Junyu)

Khi còn ở Trung Quốc, Đại Hùng đã lập ra studio của riêng mình, “Qi”, vào năm 1999 (www.qicartoon.com) và đoạt giải Vàng trong cuộc thi truyện tranh toàn quốc năm 2000. Tập trung các tác phẩm của mình vào văn hóa truyền thống Trung Quốc, anh đã xuất bản hơn 100 cuốn sách dựa trên văn học cổ trong vài năm sau đó. Không lâu sau, Qi đã trở thành một trong những studio năng suất nhất tại Trung Quốc. Năm 2002, anh Quách đã được Trường Truyền thông Hiện đại của Cao đẳng Nghệ thuật Cát Lâm mời làm giáo sư thỉnh giảng.

Năm 2006, Đại Hùng, 31 tuổi, đã đoạt giải thưởng lớn Le Grand Prix tại Liên hoan Truyện tranh Quốc tế Angoulême danh giá, và là họa sĩ Trung Quốc đầu tiên được ký hợp đồng với Soleil Productions, nhà xuất bản truyện tranh lớn nhất Châu Âu. Báo chí Trung Quốc gọi anh là “Ông vua truyện tranh”.

Đại Hùng nói rằng nguồn cảm hứng sáng tạo của anh chính là văn hóa Trung Hoa, với tất cả bề rộng và chiều sâu. Anh có kiến thức dồi dào về trang phục truyền thống, thứ bậc vua quan, kiểu kiến trúc và lối sống của các triều đại khác nhau. Anh nói đùa rằng não của anh giống như là “một thư viện di động.”

Từ bạo lực tới sự giản dị

Đại Hùng nói rằng anh đã từng rất giận giữ với xã hội, và đã tham gia vào những vụ bạo lực và lạm dụng chất [kích thích]. Anh rơi vào cực đoan và sống một cuộc sống trống rỗng và cô đơn. Anh bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống trong triết học và tôn giáo của cả phương Đông và phương Tây. Anh biết về Pháp Luân Công vào năm 1996, và đó là khi cuộc đời anh thay đổi. “Tôi đã trở thành một người giản dị và không viển vông nữa. Tôi nhận ra tầm quan trọng của việc tự kiểm soát bản thân. Những người xung quanh tôi bắt đầu quý và gần tôi”, anh nói.

Hoạ sĩ biếm họa Trung Quốc lưu vong được vinh danh tại New York - Tin180.com (Ảnh 3)
Một mẫu tranh biếm họa của Đại Hùng về vụ
bê bối sữa nhiễm melamine của Sanlu. (The Epoch Times)

Mặc dù là một môn tập ôn hòa và có ích cho xã hội Trung Quốc, Pháp Luân Công đã trở thành mục tiêu của một cuộc đàn áp được phát động vào tháng 7/1999, bởi người cựu lãnh đạo đảng cộng sản [Trung Quốc] lúc bấy giờ, Giang Trạch Dân.

Khi cuộc đàn áp bắt đầu, Đại Hùng đã tới tòa thị chính thành phố nơi anh sống để thỉnh nguyện cho môn tập, và lập tức bị bắt giữ vì tội “gây rối trật tự xã hội.” Đơn vị công tác của anh có thể bảo lãnh cho anh ra, nhưng anh vẫn bị quấy rầy bởi sự bất công. Rồi anh bắt đầu làm sáng tỏ sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công qua những bức vẽ của mình.

Vào ngày 19/11/2007, Đại Hùng lại bị bắt giữ vì sự kiên định của anh vào Pháp Luân Công. Lần này, các nhân viên của Cục An ninh Quốc gia thành phố Trường Xuân đã tra tấn anh để tìm ra các hoạt động và mối liên hệ của anh tại Hoa Kỳ.

Hoạ sĩ biếm họa Trung Quốc lưu vong được vinh danh tại New York - Tin180.com (Ảnh 4)
Áp lực của Liu Xiang: Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Liu Xiang đã đại diện cho Trung Quốc trong cuộc thi chạy vượt rào nam cự ly 110m. Số của anh là 1356, và các phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Quốc nói rằng anh đại diện cho 1,3 tỷ người và 56 dân tộc của Trung Quốc. (The Epoch Times)

Anh đã bị đưa ra xét xử vào ngày 16 tháng 12, vì “phá hoại” hệ thống luật pháp, phỉ báng và lăng mạ. Sau đó anh bị chuyển đến Cục An ninh Quốc gia thành phố Thượng Hải và bị giam trong tù tới ngày 22 tháng 12, khi anh bị buộc phải trả 100.000 nhân dân tệ (15.000 đô-la Mỹ) tiền bảo lãnh.

Bởi vì giai đoạn kết án trong việc xét xử Đại Hùng vẫn còn để treo ở đó, lẽ ra anh đã bị bỏ tù nếu như không phải là vì Thế vận hội Bắc Kinh đang đến gần, và vì sự chú ý của chính phủ Pháp và việc anh công bố trình trạng của mình. Để tránh bị bức hại thêm nữa bởi chính quyền Trung Quốc, anh đã chạy trốn sang Hoa Kỳ.

Hoạ sĩ biếm họa Trung Quốc lưu vong được vinh danh tại New York - Tin180.com (Ảnh 5)

Một bức tranh biếm họa của Đại Hùng về phong trào thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc. (The Epoch Times)

Hoạ sĩ biếm họa Trung Quốc lưu vong được vinh danh tại New York - Tin180.com (Ảnh 6)

Một bức tranh biếm họa của Đại Hùng về sự kiện Google từ chối cho phép kiểm duyệt thông tin. (The Epoch Times)

Hoạ sĩ biếm họa Trung Quốc lưu vong được vinh danh tại New York - Tin180.com (Ảnh 7)

Tác phẩm nghệ thuật của Đại Hùng. (The Epoch Times)

Theo The EpochTimes, Vietsoh

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.