Tàu thăm dò đã đo được những sai khác về nhiệt độ trên bề mặt của đối tượng và xây dựng thành một bản đồ nhiệt có hình trông giống Pac-man ăn chấm tròn, trò chơi quen thuộc ra đời vào những năm 1980.
Bản đồ nhiệt của Mimas gống y hệt cảnh Pac-man ăn chấm tròn. Ảnh: NASA
Bản đồ nhiệt dự đoán (bên trái) và Mimas hiện tại.
Bên phải là thang nhiệt độ theo độ Kenvin (K) và độ F.
Các nhà khoa học hiện chưa biết chính xác tại sao Mimas lại có mô hình nhiệt như vậy, rất có thể nó liên quan đến những khác biệt về kết cấu của các loại vật chất trên bề mặt.
Theo các nhà khoa học, một số kết cấu có thể giữ nhiệt tốt hơn một số khác. John Spencer, Viện nghiên cứu tây nam Boulder, Colorado cho biết: “Chúng tôi nghi ngờ nhiệt độ đang tiết lộ những điểm khác nhau trong kết cấu của bề mặt”.
Nhóm nghiên cứu của dự án Cassini cho rằng, sự tạo thành núi lửa có thể đóng vai trò chính trong sự thay đổi các điều kiện ở khắp các vùng rộng lớn trên bề mặt vệ tinh.
Vệ tinh Mimas (hay Saturn I) của Sao Thổ (đường kính 392 km) có một “vết sẹo” rất lớn trên bề mặt là núi lửa Herschel (đặt tên theo William Herschel, người phát hiện ra vệ tinh này vào năm 1789).
Dự án Cassini là kết quả của sự kết hợp giữa các Cơ quan hàng không vũ trụ của Mỹ (NASA), châu Âu (Esa) và Italy (ASI). Dự án được đặt theo tên nhà thiên văn học người Italy – Giovanni Domenico Cassini, người phát hiện ra 4 vệ tinh lớn của Sao Thổ).
Nhiệm vụ của Cassini được kéo dài cho đến năm 2017.
Theo Báo Đất Việt/ khoahoc