ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tranh dân gian trong lòng Hà Nội
Wednesday, April 28, 2010 15:56
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ tài khéo của trăm vùng. Làng nghề, phố nghề ở Thăng Long- Hà Nội rất phong phú, đa dạng, trong đó có dòng tranh dân gian, mặc dù xuất phát điểm của dòng tranh này Hà Nội chưa lâu, nhưng Tranh Hàng Trống, Hàng Nón… đã đi vào lòng người dân Hà Nội cũng như các miền trên cả nước một sự gần gũi thân quen nhưu một món ăn tinh thần không thể thiếu vào mỗi dịp tết đến xuân về.

Tranh dân gian trong lòng Hà Nội - Tin180.com (Ảnh 1)
ảnh minh họa

Tranh Hàng Trống được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng 400 năm trước đây và thực sự phát triển cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Sau đó, dòng tranh này bắt đầu mai một.

Tranh Hàng Trống có hai nội dung chủ yếu: một nội dung phục vụ tín ngưỡng tâm linh, trang trí tại các đền, đình, miếu, phủ, điện thờ… một phục vụ phong tục chơi tranh cổ truyền, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán.

Khác với các dòng tranh khác, tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ: chỉ in những đường nét chính bằng ván khắc lên giấy dó, sau đó tô màu. Theo nghệ nhân Lê Đình Nghiên – người am tường nhất về tranh Hàng Trống hiện nay, “tranh Hàng Trống chủ yếu làm tay, khâu in ấn chủ yếu in trên ván khắc, in ngửa ván, phải bồi nhiều lớp giấy. Về khâu làm màu thì đòi hỏi phải có tay nghề tay bút thì mới có vẻ đẹp riêng, tạo chỗ đậm, chỗ nhạt, tạo khối, tạo màu… Màu của tranh Hàng Trống, cũng giống như các dòng tranh dân gian, phải rực rỡ vì mang tính chúc tụng. Tranh thờ thì mang tính uy nghi, thần bí”.

Thăng Long – Hà Nội còn có một dòng tranh dân gian nổi tiếng khác là tranh Kim Hoàng, của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Dòng tranh dân gian này phát triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19, nay cũng đã bị mai một.

Tranh của làng Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng, kết hợp được nhiều ưu điểm của tranh Hàng Trống và tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống. Và tương tự như tranh Đông Hồ, đề tài của tranh Kim Hoàng là những gì quen thuộc của cuộc sống mộc mạc đơn sơ của người dân.

Ở tranh Kim Hoàng, các nghệ nhân chỉ sử dụng một bản khắc để in nét đen lên giấy rồi dựa vào đó mà tự do chấm phá màu sắc theo cảm xúc riêng của mỗi người. Vì thế, mỗi bức tranh có một sự phóng khoáng và diện mạo riêng, dù cùng được in ra từ một bản khắc.

Tranh Kim Hoàng dùng mực tàu và các màu có nguồn gốc tự nhiên. Màu trắng tạo từ thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm. Màu đỏ lấy từ son, màu đen từ tro rơm rạ, màu xanh từ gỉ đồng, màu vàng từ hoa dành dành.

Không được may mắn như Đông Hồ và Hàng Trống, dòng tranh Kim Hoàng hiện không còn một nghệ nhân nào theo nghề. Những nghệ nhân biết nghề giờ đã cao tuổi, bệnh tật, không thể tiếp tục làm tranh. Dòng tranh từng phát triển huy hoàng trong quá khứ giờ chỉ còn lại đúng hai bức: tranh gà và tranh lợn. Hiện cũng chỉ còn vài bản khắc của dòng tranh này được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật. Việc phục hồi dòng tranh đặc sắc này có lẽ là vô cùng khó…

Giáo sư Vũ Dương Ninh nói về hồi tưởng của mình vể những cái tết cổ truyền xưa: Ông nói: Tết nguyên đán ở Hà Nội cũng như các vùng miền khác nhà nhà dán giấy đỏ xanh trên bàn thời, tranh dân gian được treo khắp nhà vừa để trang trí vừa để mang tín ngưỡng theo cách chọn tranh của mỗi nhà. Cụ thể như nhà nào muốn trong năm có thêm nhiều con cháu thì treo tranh “ đàn lợn âm dương”, “Gà thư hung”…

Chính vì thế hàng năm lang Hồ có hội làng vào rằm tháng 3 âm lịch. Hội làng có những nghi thức truyền thống như tế thần, thi mã, thi tranh rất vui vẻ. Làng còn có các làn điệu dân ca như:

Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân ngắm cảnh mà tan nỗi sầu
Mua tờ tranh điệp tươi màu
Mua đàn gà lợn thi nhau đẻ nhiều.

Vì vậy việc khôi phục và phát triển các dòng tranh dân gian là một việc rất cần thiết để giữ gìn các giá trị văn hóa của Thăng Long- Hà Nội.

PV (Theo Báo Xây dựng Điện tử)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.