Trong khi hầu hết máy bay có đôi cánh tương đối phẳng thì thiên nhiên dường như nghiêng về lựa chọn các đôi cánh xoắn nhiều hơn.
Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science ngày 18-9 cho biết cánh của các loài côn trùng thường biến dạng khi bay và luôn xoắn. Và chuyển động cong của cánh đóng vai trò quan trọng trong quá trình bay của chúng.
Mới đây, ông John Young của ĐH New South Wales, Úc – đã dẫn đầu một nhóm các nhà khoa học loài châu chấu để xây dựng một trong những mô hình chính xác nhất về hoạt động bay của côn trùng.
Họ sử dụng kỹ thuật số tốc độ cao để ghi hình chuyển động cánh của chúng và nhận thấy cánh châu chấu luôn cong mạnh khi bay. Các nhà nghiên cứu đưa những đo đạc của mình vào một máy vi tính mô phỏng đo ba chiều. Trong phạm vi mô hình này, các nhà nghiên cứuthử nghiệm nhiều kịch bản khác nhau và loại bỏ vài tính năng nhất định của cánh để khám phá những hiệu ứng khí động học.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy cánh xoắn cho hiệu quả nhiều hơn trong việc tạo ra ngay luồng không khí nâng cơ thể bay lên và hạn chế thấp nhất việc kéo cơ thể đi xuống so với các cánh phẳng. Những đôi cánh xoắn có lợi thế trong việc điều chỉnh cơ thể cân bằng ổn định khi gió đột ngột thay đổi hoặc không ổn định.
“Nếu bạn thay đổi từ một cánh phẳng của máy bay sang một cánh đã được xoắn, nó sử dụng ít năng lượng hơn 50% khi cùng thực hiện hành động nâng. Đây một sự tiết kiệm lớn” – Adrian Thomas của ĐH Oxford (Anh), đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
Theo Phanvien / congnghemoi