ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hố đen ở gần rất bất thường
Friday, May 28, 2010 13:26
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong 10 năm qua, đài thiên văn tia tử ngoại Chandra của NASA đã thường xuyên quan sát thiên hà Andromeda trong tổng cộng gần một triệu giây. Dữ liệu duy nhất này đã cung cấp các nhà thiên văn học cái nhìn chưa từng có về những hố đên siêu lớn gần nhất bên ngoài hệ thiên hà của chúng ta.

Hố đen ở gần rất bất thường - Tin180.com (Ảnh 1)
Hình bên trái cho thấy chuỗi các hình ảnh trước tháng 1 2006 và bên phải là sau tháng 1 năm 2006. Có thêm một hình ảnh mở nằm phái dưới bên phải nguồn sáng trung tâm gọi là M31*, được cho là do vật chất rơi vào hố đên của thiên hà này gây ra.

Các nhà thiên văn học nghĩ rằng phần lớn các thiên hà bao gồm thiên hà Milky Way của chúng ta có chứa những hố đen khổng lồ tại tâm của mình. Chúng nặng hơn hàng triệu lần Mặt Trời của chúng ta. Tại điểm cách Trái Đất 3 triệu năm ánh sáng, thiên hà Andromeda (M31) cũng xem như khá gần cũng như tạo ra cơ hội nghiên cứu rất chi tiết hố đen của nó.

Cũng giống như hố đen ở trung tâm thiên hà của chúng ta, hố đen của Andromeda trầm lặng đáng ngạc nhiên. Trên thực tế, hố đên của thiên hà này mở nhạt hơn 10 đến 100 lần trong tia X mà các nhà thiên văn học đã nghĩ dựa trên đám khí ga xung quanh nó.

’Những hố đen của Andromeda lẫn Milky Way yếu ớt không thể tin được’, theo lời Zhiyan Li thuộc trung tâm Vật lí thiên văn Smithsonian tại Cambridge, Mass. ’Hai hố đên rất gần này trở thành phòng thí nghiệm đặc biệt cho chúng ta nghiên cứu phần nào của sự tích tụ mở nhất ngay cả ở một hố đen siêu nặng’.

Nghiên cứu dài một thập kỉ này của đài thiên văn Chandra tiết lộ rằng M31 đã từng trong một trạng thái mờ và yên lặng trước năm 2006. Tuy nhiên vào ngày 6 tháng 1, 2006, hố đen này trở nên sáng hơn 100 lần chứng tỏ sự phát xạ tia X. Đây là lần đầu tiên một sự kiện như vậy được quan sát từ một hố đen siêu nặng ở gần chúng ta’.

Sau lần phóng xạ đó, M31 đã trở lại trạng thái yên lặng nhưng trung bình vẫn sáng hơn 10 lần so với trước năm 2006. Sự phóng xạ này cho thấy tốc độ khá cao của vật chất rơi vào M31 theo sau đó bởi một tốc độ nhỏ hơn nhưng vẫn đáng kể.

’Chúng tôi có những khái niệm ban đầu về những gì đang xảy ra xung quanh hố đen đó ở Andromeda, nhưng sự thật là chi tiết vẫn còn bỏ ngỏ’, theo lời Christine Jones.

Sự kiện năm 2006 có thể được gây ra bởi M31 đã thu hút gió vật chất từ một ngôi sao nào đó hoặc bởi một đám mây khí di chuyển xoắn ốc vào hố đen này. Sự tăng tốc của vật chất rơi vào hố đên có thể tạo thành một cột phát xạ tia X.

Nguyên nhân của vụ phóng xạ vào năm 2006 vẫn chưa được sáng tỏ nhưng có thể là do một vụ phát năng lượng đột ngột như những từ trường trong một đĩa xung quanh hố đen này mà đột ngột kết hợp với nhau và trở nên mạnh mẽ hơn.

Nhưng kết quả này cho thấy rằng hành vi yếu ớt nhưng bất thường của hố đen trong thiên hà của chúng ta có thể đặc trưng cho những hố đen siêu nặng ngày nay.

Hồ Anh Minh_PAC
(theo thienvanbachkhoa)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.