Là ‘nô lệ’ của con
Nếu con khóc khi mẹ đặt con xuống trong đêm và mẹ lại lao ngay vào để dỗ dành con thì con sẽ không bao giờ biết tự an ủi mình chìm vào giấc ngủ. Tất nhiên là khi con bị ốm hay khó chịu thì mẹ cần phải ở đó để giúp con. Khi con khóc thực sự thì mẹ hãy chờ hết 5 phút thì mới nên tới bên con. Đêm hôm sau thì thời gian chờ có thể kéo dài đến 10 phút. Cứ thế dần dần con sẽ học được cách tự an ủi mình.
Kéo dài thời gian cho ăn ban đêm
Con có thể không cần uống sữa đêm nữa khi ban ngày đã bú đủ 360 ml sữa mẹ. Nếu con đã được ăn nhiều như thế mà vẫn khóc vào lúc 2h sáng thì có thể là vì đã quen với hành động trước đây. Do đó, thay vì bế con ra khỏi cũi để cho ăn, mẹ hãy cho con cơ hội được ngủ tiếp.
Mẹ không nên bế để ru con ngủ
Bế để ru con ngủ
Nếu mẹ cứ làm thế này thì con sẽ bị phụ thuộc vào mẹ, cứ khi nào được mẹ bế ru ngủ thì con mới ngủ được. Nếu con ngủ khi mẹ đang cho con bú thì hãy đánh thức con dậy rồi mới đặt vào nôi. Để con tỉnh táo rồi đặt vào nôi thì con sẽ phải quen dần với việc tự ru mình ngủ.
Cho con ngủ khi vẫn còn bú
Khi bé ngủ mà vẫn còn ngậm bình sữa thì sữa có thể tràn ra miệng và gây sâu răng ở bé. Vừa ngủ vừa bú sữa cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai ở trẻ.
Không biết là đêm hay ngày
Con sẽ không bao giờ ngủ hết đêm nếu con không biết được sự khác nhau giữa đêm và ngày. Để giúp con có được thói quen ngủ tự nhiên thì hãy bật đèn trong phòng con lúc ban ngày, thậm chí là khi ngủ trưa. Và đến đêm thì phải tắt hết điện sáng đi.
Theo Eva
(theo afamily)