ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nghệ sĩ tuồng vẽ tranh trên đá
Friday, June 4, 2010 10:00
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong những chuyến đi đem nghệ thuật tuồng đến với khán giả vùng sâu, vùng xa, Lê Văn Ánh tranh thủ học hỏi cách nhuộm vải bằng cây cỏ của đồng bào Thái, Dao, H’mong… Rồi sau nhiều thất bại cay đắng, anh cũng thành công trong việc nhuộm màu đá núi.

“Tôi mất ba năm đi khắp vùng núi phía bắc và miền Trung để tìm và nghiên cứu phương pháp nhuộm màu cho đá. Điểm dừng mang đến đáp án tốt nhất là huyện Con Cuông, Nghệ An, vùng giáp ranh với Lào. Cộng đồng người dân tộc Thái có truyền thống lâu đời dùng cây cỏ để nhuộm vải với nhiều màu rực rỡ. Không chất hóa học nào mà màu sắc kết hợp với đá đạt đến độ hoàn hảo như vậy”, anh Ánh kể.

Màu dân tộc sáng bừng trên đá núi

Màu xanh lấy từ lá cây, màu đỏ lấy từ đất, màu vàng lấy từ phấn hoa sen… Anh tán nhuyễn cây cỏ, thêm nước tạo thành dung dịch với một màu thuần nhất. Mỗi màu có một cách pha chế riêng và sự bền màu được đảm bảo bằng nhựa cây mít. “Trong những tác phẩm nghệ thuật đá của tôi, màu sắc tự nhiên là yếu tố then chốt mang lại sự độc đáo. Nhựa mít giúp chống trôi màu sắc, ngăn cản được ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời khiến màu bị phai”, anh Ánh nói.

Về đá để vẽ tranh, anh chọn loại đá trầm tích vốn không quá khó đục và đủ xốp để ngấm màu nước tự nhiên. Hình ảnh thường xuyên xuất hiện trong tranh đá của anh là thiên nhiên và con người Việt Nam. Mỗi tác phẩm là một sự kết hợp tinh xảo, nhuần nhuyễn giữa người sáng tạo hình ảnh, người chạm khắc, người pha màu và quét màu lên đá. Người nghệ sĩ tuồng kiêm chủ xưởng tranh đá cho biết, anh thường xuyên nhận được đơn đặt hàng từ nhiều nước châu Âu, châu Á như Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… Có hợp đồng trị giá 50.000 – 60.000 USD.

Nghệ sĩ tuồng vẽ tranh trên đá - Tin180.com (Ảnh 1)

Anh Lê Văn Ánh bên cạnh tác phẩm tranh đá của mình. Ảnh: Trịnh Vy

Để có được thành công như ngày hôm nay, anh đã phải đánh đổi nhiều thứ: nghỉ diễn tuồng để tập trung tìm hiểu cách tạo màu của cmiền núi; dành nhiều công sức thử nghiệm các kỹ thuật pha chế dung dịch bền màu trên đá, về quê Hưng Yên đào tạo thợ cho xưởng, mở cửa hàng ở Hà Nội… Anh trầm ngâm khi nhắc lại những lần thất bại của mình với nghệ thuật tranh đá.

“Có lần đang triển lãm tranh đá trên sân Bảo tàng Mỹ thuật thì trời đổ mưa rào. Tất cả màu sắc trên tranh bị rửa trôi sạch sẽ, để lại màu đá nguyên thủy. Thất vọng lắm nhưng cũng vì thế mà tôi càng quyết tâm tìm ra cách nhuộm màu cho đá thật bền, thật đẹp”, anh kể.

Say nghiệp mới, nhớ nghề cũ

Nghệ sĩ tuồng Lê Văn Ánh đang hướng tới mục tiêu mới: đào tạo lớp trẻ đam mê nghệ thuật tranh đá. Anh nhắm đến các em ở ngoại thành có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn truyền cho họ một nghề kiếm sống. Anh tổ chức lớp dạy nghề, tuy nhiên không nhiều học viên theo được đến cùng.

Theo anh, có lẽ nhiều em không đủ kiên nhẫn để thực hiện những công việc tỉ mẩn trên các khối đá lớn, nhỏ: chọn chất liệu để làm nên màu sắc tự nhiên, pha chế đúng công thức để dung dịch thấm vào mặt đá và đạt đến độ bền cao nhất…

Trong khi đam mê nghiệp tranh đá, mong muốn truyền nghề cho những người tâm huyết, anh vẫn đau đáu với nghệ thuật tuồng. “Trước đây, tôi nghỉ diễn tuồng để tập trung biến ý tưởng thành hiện thực. Bây giờ, thi thoảng tôi vẫn đi diễn khi anh em ở Nhà hát Tuồng Việt Nam gọi tới. Tôi còn diễn ở cả phường, xã. Diễn cho đỡ nhớ nghề…”, anh tâm sự.

Trịnh Vy
Theo baodatviet

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.