Sao chổi C/2009 R1 được nhà thiên văn học Australia gốc Anh Robert H. McNaught phát hiện vào năm 2009. Theo dự đoán, Sao chổi này sẽ xuất hiện và có thể quan sát được bằng ống nhòm vào buổi sáng.
NASA cho biết C/2009 R1 sẽ ở trên quỹ đạo gần Trái Đất nhất vào ngày 15/6 và sẽ tỏa sáng ngay phía trên chòm sao Perseus. Sao chổi này sẽ sáng hơn Sao kim và có thể quan sát được trong cả ngày.
Phần đầu Sao chổi sẽ có dạng plasma màu xanh, lớn hơn Sao mộc và kéo theo một cái đuôi ion thướt tha dài hơn 1 triệu km trong không gian. Khi tiến đến gần Mặt trời, C/2009 R1 sẽ thay đổi độ sáng, hoặc là bị mờ đi hoặc là đột ngột phát sáng.
Theo tính toán của các nhà khoa học, vào ngày 15/6 Sao chổi C/2009 R1 sẽ cách Trái Đất khoảng 170 triệu km. Đến ngày 2/7, Sao chổi này sẽ bay ngang Mặt trời và khoảng cách của nó đến Mặt trời chỉ là 60,5 triệu km.
Thời gian tốt nhất để quan sát Sao chổi C/2009 R1 là từ ngày 11-13/6 tới, khi bầu trời đêm sẽ không bị ánh trăng chiếu sáng.
Ngọc Biên / Rianovosti
(theo bee)