Theo các nhà thiên văn học, ba ngôi sao là sao Thổ, sao Hỏa và sao Kim sẽ xếp thành đường thẳng trên bầu trời trong tháng 6 này. Hiện tượng này có thể quan sát được ở phía bầu trời phía Tây vào ban đêm.
Ba ngôi sao sẽ xếp thành một đường thẳng chéo từ trái sang phải. Sao Thổ sẽ ở trên cùng bên trái, sao Mộc ở giữa và sao Kim ở dưới cùng bên phải.
Ngày 11/6, sao Kim sẽ cùng với các ngôi sao sáng Pollux và Castor thuộc chòm sao Song sinh Gemine tạo thành một đường thẳng trên bầu trời phía Tây-Tây Bắc. Sau đó, vào hai ngày 19 và 20/6, sao Kim với sẽ nằm ở phía Bắc của cụm sao Tổ Ong. Vào hai ngày này, từ Trái Đất có thể quan sát được ánh sáng trắng của sao Kim bằng ống nhòm (điều rất ít khi xảy ra).
Nằm phía trên bên trái sao Kim có ánh sáng trắng sẽ là hành tinh Đỏ, tạo ra sự tương phản về màu sắc cạnh ngôi sao Regulus có ánh sáng xanh, ngôi sao sáng nhất thuộc chòm sao Sử tử. Ba ngôi sao này sẽ tạo ra ánh sáng huyền ảo khi quan sát bằng ống nhòm từ Trái Đất. Theo tính toán, cuối tuần này vào ngày 6/6, sao Hỏa và Regulus sẽ tiến lại gần nhau nhất. Chúng sẽ đứng cạnh nhau trong vòng một tuần.
Sao Thổ sẽ xuất hiện trên đường thẳng cùng với sao Hỏa và sao Kim khi màn đêm buông xuống. Hiện tượng này có thể quan sát vào lúc 2h00 sáng khoảng đầu tháng 6 và lúc 12h00 đêm vào cuối tháng trên bầu trời phía Tây Nam. Vào khoảng thời gian này chúng ta còn có thể quan sát được các vành đai của sao Thổ.
Khi mà sao Thổ nằm ở bầu trời phía Tây thì sao Mộc sẽ mọc ở phía Đông. Thời gian này, có thể dùng ống nhòm quan sát được 4 mặt trăng lớn nhất của sao Mộc là Io, Europa, Ganymede và Callisto.
Cả 4 mặt trăng của sao Mộc có thể được nhìn thấy rõ trong tháng 6 này
Theo các nhà khoa học, khả năng xếp thẳng hàng của hơn hai hành tinh trong hệ Mặt Trời là một hiện tượng ít xảy ra. Thời gian cần có để xuất hiện khả năng thẳng hàng của một số hành tinh như vậy là khoảng 340 triệu năm, và chu kỳ để tất cả các hành tinh trong hệ Mặt Trời, bao gồm cả Trái Đất chúng ta, xếp thành một đường thẳng là 180 tỷ tỷ năm.
Ngọc Biên / Phisorg
(theo bee)