Mỹ Linh không quan trọng điểm số của con
Có thể cha mẹ nào đưa con đi học chẳng con đạt điểm cao, tuy nhiên khi bày tỏ quan điểm của mình về chuyện điểm số, Mỹ Linh thẳng thắn bộc lộ điểm số không phản ánh cuộc sống của một đứa trẻ. Nếu con được điểm cao thì cô khen vừa phải, điểm kém cũng không mắng mỏ gì bé. Cái quan trọng là Linh khuyến khích con mình hòa nhập vào cộng đồng và học cách thương yêu người khác.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng dạy con bản lĩnh sống
Hồi nhỏ, khi đạo diễn Dũng “khùng” bị cô giáo chê về khả năng viết văn, cha của anh đã thẳng thắn nói chuyện với cô giáo về phương cách sư phạm khi cô giáo cứ khăng khăng phải bắt học sinh theo ý mình mà không chịu để trẻ tự do phát triển. Ông cũng bộc bạch sự nuối tiếc của mình khi không để cho con thỏa sức tung hoành trí tưởng tượng về nghệ thuật của mình khi Dũng học cấp 2 với các bản nhạc tự phổ. Hồi đó, ông ngăn con bởi sợ con không hiểu hết tứ thơ khi phổ nhạc cho chúng.
Đối diện với việc con chán học tới mức muốn bỏ thì nhà văn không hề rầy la, ép buộc mà có cách đối diện thẳng thắn với cậu con trai mới lớn của mình. Ông kêu con ra quán nói chuyện một cách “sòng phẳng”. Ông hỏi thực sự con muốn học hay muốn làm gì khác? Dũng nói: “Con thích học điện ảnh, để được đi đây đi đó”. Dũng rất vui khi cha nói với mình: “Mai mốt ba viết kịch bản, con làm đạo diễn”. Sau buổi nói chuyện đó Dũng quyết định trở lại trường. Tưởng cha con nói chơi vậy thôi, không ngờ khi Dũng thi xong lớp 12, ông già nhắc lại: “Tại sao con không học đạo diễn?”.
Tự Long đưa con về quê để làm bạn với động vật
Để khắc phục việc này anh đã đưa con về quê với ông bà nội để bé được tiếp xúc với các con vật đáng yêu và hưởng không khí thiên nhiên trong lành ở miền quê.
Danh hài cũng bộc lộ thẳng thắn về vấn đề chiều con đó là do cháu còn bé, và muốn để cháu tự do phát triển và bố mẹ phải làm tấm gương cho con cái. Vì trẻ ở tuổi đó rất hay bắc chước người lớn. “Con tôi rất hay học bố vứt tất bừa bãi, phi giày vì tôi có thú vui là khi về đến nhà là phi dép vào khu vực để giày dép và lạ là tôi có năng khiếu phi rất đúng chỗ. Con trai thấy hay cũng học theo bố, nhưng cháu còn nhỏ quá nên phi là nó cứ chạy lung tung, có khi còn ngã nữa. Thế là tôi bị bà và mẹ cháu nhắc nhở và đành phải bỏ một thói quen xả stress khá hữu hiệu.”
Vân Dung và tạo lập trường sống cho con từ nhỏ
Về cách nuôi dạy cậu quý tử chị chia sẻ với chị cách dạy con của các cụ thời xưa không phải lúc nào cũng đúng, có cái mình nên nghe, có cái không và cái quan trọng nhất là tạo lập trường vững vàng cho con cái. Khi con cái của mình được dạy cách tạo lập trường cho bản thân trong cuộc sống chúng sẽ biết cách bảo vệ ý kiến của mình nếu ý kiến đó đúng và sống có bản lĩnh hơn. Vân Dung cũng chia sẻ thẳng thắn: “
Không nên làm hộ con vì trẻ sẽ ỷ lại và mai sau chẳng biết làm gì. Để nó tự bơi thì sẽ có khả năng tư duy và có ý thức.”Nghệ sỹ Lê Bình tìm cách chia sẻ cuộc sống với con
Đúc kết từ thất bại của hai người con lớn, ông dồn tâm cho cậu con nhỏ. Bắt đầu từ việc đi đâu cũng gọi nó theo rồi chia sẻ, trò chuyện gần gũi với con để hiểu tính cách nó. “Khi con đòi học nhiếp ảnh, tôi tôn trọng và động viên con, tôi đồng ý rất hăng hái. Thậm chí, tôi còn trở thành bạn học chung khóa nhiếp ảnh với con để dễ bề… trao đổi nghiệp vụ.”
Tóm lại ông bà ta vẫn nói: “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” nhưng đọc những dòng chia sẻ của Sao về cách dạy con cũng như các cách “đối phó” với sự ương bướng của con cái cũng là bài học tham khảo rất tốt cho các gia đình hiện đại khi mà thời gian ngồi trên văn phòng nhiều hơn ở nhà.
Phương Lâm – (Tổng hợp)
(theo afamily)