ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bố chồng khó tính
Monday, July 19, 2010 14:21
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


“Thật thà như thể lái trâu, thương nhau như thể nàng dâu mẹ chồng”. Lam biết thế nên trước khi về nhà chồng, cô đã phải đi hỏi dì, hỏi chị, hỏi những người bạn lấy chồng trước về việc ứng xử với mẹ chồng sao cho khéo léo. Nhưng điều Lam không ngờ người hay soi mói, bắt bẻ cô không phải là mẹ mà chính là bố chồng.

Bố chồng “đeo kính lúp”

Giữa tháng 5 nắng như đổ lửa, Lam về nhà chồng. Vợ chồng Lam được nhà chồng dành cho một “khoảng trời riêng” rộng rãi trên tầng 3. Nhưng chỉ sau ngày làm dâu đầu tiên, Lam đã rất ngạc nhiên khi một số đồ đạc ở “khoảng trời riêng” đã bị thay đổi vị trí. Lam gọi điện hỏi chồng sao tự ý thay đổi mà không hỏi ý kiến vợ thì chồng cô cũng ngạc nhiên không kém. Mẹ chồng Lam nghe được, giải thích: “Bố mày kê lại đấy, ông ấy bảo chúng mày bừa bộn, đồ đạc vứt lung tung”. Từ hôm ấy, trước khi đi làm, Lam không dám vứt váy ngủ trên giường như mọi khi và dù vội đến mấy thì chăn màn cũng phải gọn gàng, phòng khi bố chồng kiểm tra.
Lam có thói quen gội đầu ngoài hiệu. Bố chồng Lam biết chuyện, bảo: “Mày cứ thích nằm ngửa ra cho người ta gãi làm gì? Khăn mặt lau cho cả trăm người. Gội ở nhà vừa tiết kiệm, vừa vệ sinh”. Lam sợ, tự gội ở nhà. Tóc rụng xuống sàn nhà tắm, chưa kịp vơ đã bị bố chồng làu bàu: “Tóc tai của con Lam ghê hết cả người. Vợ chồng tao không phải ở nhà để móc cống đổ thùng cho vợ chồng mày đâu nhá”. Lam đi đôi giầy mới về, bố chồng Lam phàn nàn: “Mày đi giầy dép như ăn gỏi, bố thấy tháng nào mày cũng mua giầy dép mới”, khiến Lam mỗi khi mua đồ mới không dám xách về nhà mà thường để lại ở cơ quan.
Từ khi đi làm, Phượng giao toàn quyền chăm cháu cho ông bà nội. Tuy nhiên, Phượng bất ngờ khi một lần đem con về nhà bà ngoại chơi một tuần. Lúc về, bố chồng Phượng cân cháu rồi nửa đùa nửa thật: “Hao 3 lạng rồi đấy nhé”. Hè vừa rồi, Phượng cho con về quê ngoại chơi, thấy bố chồng lại vác cân ra cân cháu, Phượng uất ức định không cho về quê ngoại nhưng sợ bà ngoại mong nên cho về kèm theo lời dặn: “Mẹ cho cháu ăn uống đầy đủ nhé. Lần trước về cháu bị hao mấy lạng đấy”. Mẹ Phượng mắt ngân ngấn nước, dỗi bảo: “Nhà tao chỉ có thế thôi, mày bế con mày về đi”.
Bố chồng Oanh lại luôn hậm hực với con dâu mỗi khi thấy con trai phụ vợ làm việc nhà. Trong mắt ông cụ, thằng đàn ông như thế là “vứt đi” rồi. Vì vậy, Oanh luôn bị bố chồng rêu rao với họ hàng rằng cô lười nhác, vô tích sự, không biết làm sang cho chồng.
Bố chồng khó tính - Tin180.com (Ảnh 1)

Học cách chung sống

Chuyên gia tư vấn tâm lý Đinh Đoàn – Công ty TNHH Tư vấn tâm lý, đào tạo phát triển cá nhân và cộng đồng nhận xét, mẹ chồng thường hay xét nét con dâu chỉ vì những việc rất vụn vặt, như: Ăn, đi, mặc… Nhưng bố chồng thường để ý vấn đề vĩ mô hơn như cách sống của con dâu hoặc con dâu lười không làm việc để con trai họ làm mọi việc.
Phần lớn bố chồng – nàng dâu xảy ra mâu thuẫn quyết liệt là khi những “bố già khó tính” cảm thấy địa vị của mình trong gia đình bị lung lay. Nói vợ, nói con không được, quay ra chứng minh uy quyền của mình với con dâu. Ngoài ra, sự bất đồng về văn hóa cũng khiến những ông bố có tính gia trưởng khó chấp nhận cách sống của con dâu nên sinh xét nét.
Để sống chung với những ông bố chồng khó tính, mỗi khi có chuyện người con dâu nên nhín nhường, không nên cãi lại. Trong trường hợp tự mình không thể dung hòa được mối quan hệ với bố chồng, người con dâu có thể tâm sự với chồng, mẹ chồng hoặc bất cứ thành viên nào trong nhà chồng để san sẻ việc chăm sóc bố chồng. Không nên oán ghét hoặc cố tình tránh mặt bố chồng, sẽ làm cho mâu thuẫn trầm trọng hơn.
Nếu nàng dâu không được gia đình chấp nhận từ đầu, nên nhờ chồng xác định nguyên nhân bố chồng ghét. Sau đó chinh phục bố chồng bằng cách nhún nhường, lời khen hay tặng những món quà nhỏ thể hiện sự quan tâm tới bố.
Người bố chồng cũng nên đặt vị trí con trai mình để hiểu những nỗi khổ của con. Cần hiểu rằng khi mình làm khổ con dâu cũng chính là đang hành hạ con trai, vì con dâu uất ức thì hạnh phúc gia đình con mình cũng ảnh hưởng.

“Những ấm ức mà con dâu phải đối mặt với bố chồng nhiều khi còn căng thẳng hơn cả với mẹ chồng. Hơn nữa, việc gần gũi giữa con dâu với bố chồng thường rất khó khăn. Nhiều khi muốn chia sẻ, nói chuyện hoặc góp ý với bố chồng nhưng con dâu lại ngượng. Chìa khóa để hai người hiểu nhau hơn là con dâu nên quan tâm, nhín nhường còn bố chồng cởi mở, yêu thương con cháu hơn…”.

Chuyên gia tư vấn Đinh Đoàn

Thuận Thành
(theo giadinh)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.