Hàng trăm bức ảnh đen trắng về thời trang tóc của phụ nữ Việt qua các thời kỳ lịch sử được các nhà nhiếp ảnh chụp là tài sản quý giá của nhà sử học Dương Trung Quốc. Để có bộ sưu tập ảnh này, ông đã phải dành nhiều thời gian và tâm sức sưu tầm. Độc giả sẽ rất ngạc nhiên với những mái tóc dài chấm gót của những thiếu nữ Hà Nội đầu thế kỷ 19 đến vẻ đẹp mê hồn của những chân dung nổi tiếng một thời. Các bức ảnh đen trắng đã ngả vàng theo thời gian khi đặc tả những thiếu nữ Hà Thành tiêu biểu, khi ghi lại những dấu ấn rất riêng của phụ nữ Việt Nam ở cả 3 miền từ mái tóc dài chấm gót đến tóc vấn cao, tóc đuôi gà, tóc xoăn… Cho dù là ở độ tuổi, thời kì nào đi nữa, vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ Việt trong quá khứ hẳn cũng đã làm thế hệ công chúng trẻ phải thán phục và ngạc nhiên.
Tất cả những tư liệu quý báu này đều được thu thập và lưu giữ dưới nhiều dạng thức, từ nghiên cứu kho tàng ca dao tục ngữ tới lời kể của người cao tuổi, những kí sự sưu tầm của các nhà du hành phương Tây đầu thế kỉ 17,18; qua các bức ảnh đen trắng bạc màu hay qua những mô tả trong các tác phẩm văn học cùng thời. Sưu tập ảnh đặc biệt này của nhà sử học Dương Trung Quốc chính là một trong những dạng thức lưu dấu vẻ đẹp một thời.
Nhân dịp bộ sưu tập sẽ được giới thiệu tại Davines hair show diễn ra vào tối 31/7 tới đây tại Hà Nội, mời độc giả chiêm ngưỡng trước những bức ảnh hiếm có này.
|
Người phụ nữ trong Nam nói chung, thành phố thuộc địa Sài Gòn nói riêng không vấn khăn như người Bắc hay người Hà Thành mà bới cao hay búi tóc, đôi khi sử dụng các loại khăn tân thời bằng len hay khăn đan sợi bông. |
|
Đến tuổi trưởng thành, các thiếu nữ đều vấn khăn để bộ tóc của mình gọn ghẽ, chắc trên đầu. Mái tóc dài được khéo léo cuộn vào trong một chiếc khăn. Nhà giàu thì dùng khăn nhung, kẻ nghèo thì bằng vải thường. |
|
Nhà văn Nguyễn Công Hoan chép trong “Nhớ gì ghi nấy”: “Trước kia con gái lên ba, lên bốn thì cạo trọc đầu, nhưng để một cái “cút” ở phía trước. Từ 16 tuổi trở đi thì vấn khăn, tức rẽ giữa trán rồi trải sang hai bên mới vấn khăn ra ngoài, quấn chặt cho thật lẳn. |
|
Đứng giữa trong ảnh là bà Vi Kim Ngọc – phu nhân cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, cha là cụ Vi Văn Định. Bà kết hôn với GS Nguyễn Văn Huyên năm 1936, trong buổi lễ, bà vấn tóc cao với vành khăn tựa bà Nam Phương. |
(theo vtc)