Dự án “Intergeliozond” là một công trình nghiên cứu Mặt trời từ quỹ đạo gần Trái đất, nhưng ở cự ly gần hơn khi “tiếp cận” Mặt trời.
“Dự án nằm trong chương trình vũ trụ liên bang của Nga. Các chi tiết quỹ đạo bay của vệ tinh hiện nay đang được các nhà khoa học thảo luận. Dự án sẽ mang lại những thành tựu mới trong việc đo năng lượng Mặt trời. Bởi vì gần Trái đất hiện nay có 5 hoặc 6 vệ tinh đang làm việc, còn gần Mặt trời thì chưa có vệ tinh nào”, Lev Zeleny nói.
Vệ tinh này sẽ được phóng về phía Mặt trời và hoạt động ở cự ly cách Mặt trời một vài chục triệu km. |
Theo lời Zeleny, công trình nghiên cứu khoa học đối với Mặt trời từ cự ly gần hiện nay chưa có dự án nào tương tự ở nước ngoài và Nga có nhiều khả năng sẽ thực hiện được.
Hãng Interfax đưa tin, Giám đốc ICI giải thích: “Việc thực hiện dự án dự định sẽ tiến hành không sớm hơn năm 2015, thậm chí còn muộn hơn. Chương trình nghiên cứu Mặt trời đối với Nga là rất cần thiết, nhưng không chỉ có một chương trình này mà còn nhiều chương trình nghiên cứu khác quan trọng không kém”.
Trong quá trình thực hiện dự án “Intergeliozond” Nga sẽ chế tạo và phóng vệ tinh chuyên dụng với sự hỗ trợ của tên lửa mang Soyu-2. Vệ tinh này sẽ được phóng về phía Mặt trời và hoạt động ở cự ly cách Mặt trời một vài chục triệu km.
Vệ tinh sẽ gồm 1 module quỹ đạo – bay được trang bị các hệ thống cần thiết phục vụ cho hoạt động của vệ tinh trong tất cả các giai đoạn bay, màn hình giữ nhiệt và động cơ bảo đảm hiệu chỉnh cần thiết trong giai đoạn ở gần Mặt trời.
Vệ tinh sẽ bắt đầu nghiên cứu Mặt trời và môi trường gần mặt trời từ cự ly 30-40 bán kính của Mặt trời. Đồng thời, nó sẽ nghiên cứu các hiện tượng tích cực của Mặt trời và các hiệu ứng có liên quan, tán Mặt trời, “gió Mặt trời” và các vùng cực của Mặt trời…
Nguyễn Hoàng / News
(theo bee)