ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nghệ thuật sống chung
Friday, July 23, 2010 8:58
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Sự khác biệt trong văn hoá gia đình, lối sống, tính cách… giữa nàng dâu với gia đình nhà chồng là nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn, làm xáo trộn cuộc sống. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên về nghệ thuật chung sống trong gia đình.

Nghệ thuật sống chung - Tin180.com (Ảnh 1)

PGS.TS Văn Thị Kim Cúc – Gđ Trung tâm tư vấn tâm lý Ngàn Phố:

Đặt mình trong địa vị người khác
Con người có tính hướng thiện, thích sự êm đềm, ấm áp tình người, thế nhưng, do những áp lực của cuộc sống sẽ nảy sinh những mâu thuẫn từ những sự hiểu lầm cư xử của người này với người khác. Khi bất cứ mâu thuẫn nào xảy ra giữa các thành viên, kể cả với nàng dâu (chị dâu, em dâu), mọi người đều cảm thấy không hạnh phúc, không thoải mái.
Để mối quan hệ giữa thành viên trong gia đình hòa thuận, yên ấm, mỗi thành viên trong gia đình nên đặt mình trong địa vị người khác để hiểu họ, biết tính cách của mỗi người để có những cư xử hài hòa, hợp lý.
Trong đó người chồng cần phải chia sẻ, đỡ đần vợ trong công việc gia đình. Quan tâm, yêu thương và là chỗ dựa vững chắc giúp làm tròn bổn phận của mình. Người chồng phải là chiếc cầu nối giúp vợ hòa nhập với các thành viên trong gia đình. Phải công tâm trong việc xử lý mâu thuẫn khi có xung đột xảy ra.
Với em chồng nên đặt địa vị vào ví trí của chị dâu để hiểu cho những khó khăn của chị. Chia sẻ, giúp đỡ chị những việc trong gia đình. Giúp chị hiểu hơn các thành viên trong gia đình, em chồng vui vẻ thân thiện giúp tình cảm chị em thêm gắn bó.
Bố mẹ chồng cũng nên quan tâm và cởi mở hơn với con dâu. Chia sẻ với các con những kinh nghiệm khó khăn trong cuộc sống mà cha mẹ đã từng trải qua. Giúp đỡ con cái trong lúc khó khăn hay những lúc mâu thuẫn.

Nghệ thuật sống chung - Tin180.com (Ảnh 2)

Chuyên gia Lê Thu Hiền – GĐ TT tư vấn Người bạn tri kỷ (1900585868):

Bớt “cái tôi”

Trước khi về nhà chồng, nàng dâu nên tìm hiểu tính cách từng thành viên trong gia đình nhà chồng để có những cư xử phù hợp. Cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao các thành viên trong gia đình nhà chồng lại “soi xét” mình?
“Nhập gia tùy tục”, nàng dâu cần sống cởi mở, hòa mình với gia đình nhà chồng. Tránh việc nói xấu thành viên này với thành viên khác. Nếu vợ chồng có yêu nhau hay cãi nhau thì cũng không nên thể hiện trước mặt mọi người. Nếu có làm sai thì cần tiếp thu những lời góp ý của bố mẹ một cách vui vẻ, lấy đó là bài học để sửa mình.
Nàng dâu cũng nên thường xuyên quan tâm và chăm lo tới gia đình nhà chồng. Sự khéo léo trong giao tiếp, biết hi sinh, nhường nhịn, quan tâm đến các thành viên trong gia đình nhà chồng là bí quyết giúp nàng dâu sống hạnh phúc. Nếu được lòng bố mẹ chồng, nàng dâu không chỉ có người chăm lo con cái cho mình mà còn có người đỡ đần, chia sẻ mọi việc trong nhà.
Mỗi thành viên trong gia đình nên bớt đi “cái tôi” để quan tâm đến nhau nhiều hơn. Cái tôi quá lớn sẽ làm mọi người khó gần nhau. Khi có mâu thuẫn, bố mẹ nên đề nghị “họp gia đình” và yêu cầu mỗi người lắng nghe ý kiến của nhau. Nên có một người lớn tuổi hoặc có tiếng nói trong gia đình cầm chịch cho cuộc họp này. Sau khi nghe ý kiến của nhau, các thành viên nên tự nhìn lại mình, tự điều chỉnh để có cư xử phù hợp với nhau, người có lỗi thì nên nhận lỗi, người bị ức chế thì nên bỏ qua, tha thứ cho người khác.

Nghệ thuật sống chung - Tin180.com (Ảnh 3)

Chuyên gia tâm lý Mã Ngọc Thể – GĐ Trung tâm tư vấn Hoàng Nhân:

Vị tha cho những khuyết điểm

Khi trong gia đình xuất hiện những thành viên mới, nhất là nàng dâu có sự khác biệt trong văn hoá gia đình, lối sống, tính cách… sẽ dẫn tới những mâu thuẫn trong sinh hoạt, làm xáo trộn cuộc sống gia đình nhà chồng. Nàng dâu sẽ cảm thấy lạc lõng, bỡ ngỡ với cách sống của gia đình nhà chồng khi mới về. Cho nên mỗi thành viên trong gia đình cần dang tay rộng mở lòng yêu thương nâng đỡ và đón thành viên mới như là một người ruột thịt của mình. Nếu họ làm không đúng hoặc không đúng ý mình thì nên nhẹ nhàng chỉ bảo, tránh to tiếng làm họ tự ái. Khi đó các thành viên rất khó gần gũi chia sẻ dẫn tới hiểu lầm nhau.
Chìa khoá mở ra một không khí gia đình thân thiết, gắn bó chính là cách ứng xử có văn hoá, biết tôn trọng lẫn nhau. Đặc biệt sự vị tha cho những khuyết thiếu, những lỗi lầm của nhau sẽ làm nảy sinh tình yêu thương và nó là động lực để mọi người vươn lên sống tốt vì nhau hơn.

Phương Thuận
(theo giadinh)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.