ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ngăn chặn cơn cáu giận ở bé
Wednesday, July 21, 2010 15:41
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Kiểm soát cơn giận dữ của bé có thể là nhiệm vụ stress với cha mẹ. Vài lời khuyên dưới đây giúp cha mẹ làm tốt công việc này. Chỉ cho bé cách phản ứng tốt

Hãy cho bé biết những hành vi có thể làm cha mẹ hài lòng. Từ đó sẽ giảm thiểu những cơn cáu kỉnh của bé; ví dụ, cha mẹ thử quan sát và tìm ra những tình huống nhạy cảm để nhắc nhở: “Mẹ rất vui vì con biết ngồi vào bàn ăn tối mà không cần mẹ nhắc”; “Mẹ rất hài lòng khi con treo quần áo lên móc rồi mới ra ngoài chơi”; “Con thật ngoan, không làm phiền khi mẹ nghe điện thoại; “Mẹ rất vui khi con chia quà cho chị gái”….

Phớt lờ phản ứng xấu

Điều này không có nghĩa là bạn phớt lờ bé, chỉ là tạm phớt lờ hành vi xấu. Phớt lờ con cần được lên kế hoạch và liên tục. Lâu dần, bé sẽ tự hiểu hành vi như thế là không thích hợp.

Cho bé hoạt động thể chất

Điều quan trọng là cha mẹ cần tạo cơ hội để bé vận động, vui chơi dù ở nhà hay không.

Kiểm soát môi trường xung quanh

Hành vi hung hăng của bé có thể do các bạn chơi thô bạo hoặc xuất hiện trong những tình huống tạm thời. Bạn nên loại bỏ những yếu tố khiến cơn cáu giận của bé bùng phát; chẳng hạn, tạm cách ly khi thấy bạn chơi của bé nổi giận, đề ra những nguyên tắc và luật lệ khi vui chơi…

Ngăn chặn cơn cáu giận ở bé - Tin180.com (Ảnh 1)

Bé sẽ bình tĩnh hơn nếu người lớn ở bên.

Ở gần con

Các bé sẽ trở nên bình tĩnh nếu lúc tức giận được người lớn lại gần và hỗ trợ. Các bé có thể vui chơi hòa hợp với cha mẹ, bé càng ít tuổi thì càng cần cha mẹ quan tâm hơn.

Làm dịu căng thẳng bằng hài hước

Có thể đánh chệch hướng cơn cáu giận của bé bằng khuôn mặt hài hước của mẹ, lời trêu chọc hoặc một câu vui đùa…

Hướng dẫn trực tiếp

Nói cho bé biết cảm xúc của bạn và hướng bé hành động đúng; ví dụ, bạn có thể tìm hợp tác của bé bằng câu: “Mẹ biết con đang bực nhưng giờ mẹ rất đau đầu, con tự tìm trò gì vui chơi nhé”.

Giải thích

Hãy giúp bé tìm hiểu nguyên nhân gây cáu kỉnh. Chỉ khi nào hiểu được nguyên nhân bé mới biết cách phản ứng phù hợp.

Cẩn thận khi cấm đoán

Thỉnh thoảng, bé thường mất kiềm chế khi bị ngăn cản. Tất nhiên, bạn không thể chiều con trong mọi trường hợp nhưng tránh quát mắng, đánh con mà thay vào đó, hãy hạ giọng: “Con không được làm thế”. Ở những tình huống này, nếu người lớn không thể bình tĩnh thì đừng trách bé sẽ nổi cáu kỉnh.

Chấp nhận cảm xúc của bé

Bạn chấp nhận cơn giận dữ của bé nhưng nên gợi ý để bé bộc lộ cảm xúc tốt. Hãy cùng bé chọn lọc ngôn từ khi giận dữ và không được dùng bạo lực, bằng mọi giá; chẳng hạn: “Con không thích chị lấy bút chì của con” hoặc “Con không thích chia đồ chơi này cho chị”…

(Theo M&B, afamily)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.