“Điều này phụ thuộc vào việc chúng tôi ăn gì. Nếu chúng tôi ăn những thức ăn không được ăn như bánh mỳ, bạn sẽ có cảm giác khi đi qua cổ họng, nó sẽ nở ra”, Meeta đồng ý với Ravindra.
Cả 2 chị em đã mất 20% trọng lượng cơ thể. Ravindra hiện chỉ còn 50,8kg. Bác sĩ điều trị cho cô cho biết: đây là 1 cuộc phẫu thuật nguy hiểm nhưng không cướp đi sự sống vì con người vẫn có thể sống mà không có dạ dày. Ông giải thích: “Về cơ bản, dạ dày là 1 cái ống đi từ trên xuống dưới, dạ dày có thể căng phồng vì thế khi bạn bỏ nó đi đồng nghĩa với việc đóng 1 lỗ hổng.
Chức năng chính của dạ dày là dự trữ. Nó cho phép chúng ta ăn 1 bữa ăn lớn và không phải lo lắng trong 1 thời gian. Nếu không có dạ dày, bạn sẽ phải có nhiều bữa ăn nhỏ.
Axit dạ dày giúp làm sạch thức ăn, nhưng hiện nay điều đó là không cần thiết bởi chúng ta không “nạp” thức ăn bẩn.
Ngoài ra nó cũng giúp hấp thu sắt và vitamin B12, vì thế bạn phải bổ sung thêm các thành tố này. Và việc phải bổ sung nhiều loại khoáng chất khác nhau thì cũng không gây ảnh hưởng lớn về sức khỏe”.
Theo bác sĩ thì bỏ dạ dày là các duy nhất để đối phó với bệnh này.
Meeta-25 tuổi cho biết: “Tôi đã chọn phẫu thuật như là sự phòng ngừa. Vì bố tôi đã mất vì ung thư dạ dày khi tôi 10 tuổi. Rồi đến chị gái tôi cũng ra đi vì căn bệnh này”.
Cô cũng chia sẻ là không vui gì khi phải phụ thuộc vào việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên vì ung thư dạ dày không phải hình thành từ 1 khối u nên rất khó để đối phó với nó. Phải rất muộn, khi mà bệnh phát triển hơn bạn mới thấy xuất hiện các triệu chứng”.
(Theo Dantri/BBC, afamily)