Dài chỉ mấy chục mét, một bên là nhà dân, bên kia là tường trụ sở Bộ Công an, không mấy ai nhớ đến ngõ Hàng Lọng vì tên phố đã đổi từ lâu. Sau giải phóng, Hàng Lọng đổi thành đường Nam Bộ. Ðất nước thống nhất, đường Nam Bộ thành đường Lê Duẩn.
Người dân phố Hàng Lọng xưa chuyên làm ô, làm lọng. Hàng Lọng tập trung rất nhiều nghệ nhân thêu (chủ yếu ở Thường Tín, Hà Nội đến), vì vậy mà con phố còn nổi tiếng với nghề thuê truyền thống.
Tương truyền, ông tổ nghề thêu Lê Công Hành, Trần Quốc Khái sau đổi tên là Trần Công Hành, đỗ tiến sĩ đời vua Lê Chân Tông (1643- 1649). Năm Bính Tuất (1646), ông được cử đi sứ sang Trung Quốc; không biết vì ông đã đối đáp điều gì ngang ngược hay là vì muốn thử trí thông minh của sứ thần Việt Nam, người ta nhốt ông lên trên một cái lầu cao và rút đi tất cả cầu thang. Ở trên lầu, buồn quá, chẳng có việc gì làm, ông tháo chiếc nghi môn xuống. Ông thấy chỉ màu, đường thêu rất khéo. Ông cẩn thận gỡ từng sợi chỉ ra xem cách thêu: Thêu con rồng thì mắt, vẩy, móng, chân… như thế nào? Thêu con phượng, thì mắt, mỏ, cánh phượng ra sao…?. Ông càng xem càng say mê như được đọc một quyển sách hay. Ông nghĩ bụng, phải tìm hiểu cách thêu này để về truyền dạy cho bà con. Ông xem xét tỉ mỉ mọi đường thêu.
Tìm hiểu đầy đủ cách thêu chiếc nghi môn rồi, ông lại tháo cái lọng ra xem xét… Nhìn ra ngoài trời thấy đàn chim bay lượn, ông thèm cuộc sống tự do như chúng. Sực nhớ hai cái lọng, ông giương lọng và đứng trên bàn thờ cao nhảy xuống sàn lầu. Lọng cản không khí đỡ ông rơi từ từ xuống sàn. Ông sung sướng nói với mình: “Thế là đã có cách xuống lầu! “. Ông ghì chặt hai cán lọng vào người và nhảy từ lầu cao xuống đất. Lính gác cổng reo hò: “Sứ thần Việt Nam biết bay!”.
Ít lâu sau, ông về nước, đem nghề thêu dạy cho dân làng Quất Động. Dần dần nghề thêu phát triển sang các nơi khác như: Thọ Nam (Hoài Đức), Đại Nghĩa (Thường Tín), Bắc Ninh, Hưng Yên. Ông còn dạy cho người dân một số làng nghề làm lọng nổi tiếng ở Hà Nội: Hàng Lọng. Ở nơi đây từng có đền thời ông – ông tổ nghề lọng, thêu.
Nhân dịp triển lãm Qua phố nhớ gì? cái tên Hàng Lọng lại được nhắc đến, gợi nhiều hoài niệm về con phố này.
Dưới đây là một số tác phẩm thêu tay ở triển lãmQua phố nhớ gì?:
Theo baodatviet