ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ana Tzarev mang “thế giới hoa” tới Thăng Long
Friday, September 17, 2010 9:25
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Từ ngày 24/9 đến ngày 4/10/2010, triển lãm tranh Ana Tzarev sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với một thế giới hoa rực rỡ và đầy màu sắc hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Trước đó, những bông hoa của bà đã được lưu lại trên “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” của thủ đô sắp tròn nghìn tuổi.

Ana Tzarev mang ’thế giới hoa’ tới Thăng Long - Tin180.com (Ảnh 1)

Bằng những nét vẽ tràn đầy sức sống và năng lượng, Ana Tzarev đã mang đến cho cuộc sống những họa phẩm rực rỡ từ chất liệu màu nguyên bản. Sự sống động trong các bức tranh sơn dầu của Ana Tzarev không dễ bắt gặp trong hội họa hiện nay, đó là sự kết tinh từ phong cách vẽ tranh độc đáo và sáng tạo của Ana, ở đó những cảm xúc của bà tuôn trào trong từng nét vẽ nhanh và táo bạo, mang đến những khoảnh khắc đẹp nhất và rực rỡ nhất của mỗi loài hoa. Đó chính là lý do mà các tác phẩm của Ana Tzarev luôn có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với công chúng yêu tranh.

Ana Tzarev yêu thích các loài hoa và vẽ về chủ đề hoa. Với Ana, hoa mang vẻ đẹp thơ mộng, mang đến cảm xúc cho con người, hoa như vị thần kết tinh những gì tinh túy nhất của mỗi vùng đất. Và từ cảm hứng đặc biệt đó, rất nhiều bức tranh của bà đã làm sống lại tinh thần của quốc hoa trên từng vùng đất. Sắc vàng Hawaii (Gold of Haiwaii, 2005) là một trong những bức tranh như thế với hình ảnh bông hoa râm bụt. Bông hoa râm bụt, một loại hoa tượng trưng cho sự trong sáng và vẻ đẹp tinh khiết của người con gái Hawaii. Loài hoa rực rỡ và quen thuộc này thường được các cô gái Hawaii cài lên tai để ám chỉ việc mình chưa lập gia đình. Không chỉ tái hiện lại các loài hoa trong tranh vẽ của mình, Ana Tzarev còn muốn lưu lại những bản sắc văn hóa và truyền thống xã hội của các vùng miền thông qua các loài hoa. Vũ điệu cầu vồng II (Rainbow Dance II, 2005) là một bức tranh đầy ấn tượng khi Ana Tzarev đã thần thoại hóa hình ảnh bông hoa Thiên điểu đang vươn mình hướng về phía ánh sáng. Loài hoa tượng trưng cho tinh thần tự do, sự ưu tú và cởi mở này có nguồn gốc từ Châu Phi, và đã được du nhập vào Châu Âu qua nước Anh vào thế kỷ 18.

Ana Tzarev mang ’thế giới hoa’ tới Thăng Long - Tin180.com (Ảnh 2)

Vũ điệu cầu vồng II

Ana Tzarev mang ’thế giới hoa’ tới Thăng Long - Tin180.com (Ảnh 3)
Hoa đa lộc Kauai

Một điều đáng lưu ý của Triển lãm tranh Ana Tzarev là những bức tranh được trưng bày tại buổi triển lãm này đã được tái hiện trên chất liệu gốm sứ gắn trên đoạn đê dài 30m của Con đường Gốm sứ Hà Nội . Thế giới hoa mà Ana Tzarev tái hiện trên “Con đường gốm sứ” chính là những bông hoa tươi đẹp nhất từ các vùng đất trên thế giới. Thông qua những hình ảnh hoa rực rỡ này, Ana Tzarev muốn gửi bức thông điệp tới người dân và du khách tới Việt Nam “Hoa là biểu tượng của niềm vui và hi vọng, hòa bình và thiện chí cho một tương lai tươi sáng của Hà Nội, thành phố nghìn năm văn hiến”.

Con đường gốm sứ thực sự đã trở thành một điểm đến mang lại những xúc cảm mạnh mẽ trong đông đảo công chúng và du khách khi chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật đầy tâm huyết của các nghệ sĩ Viêt Nam và thế giới. Trân trọng tài năng và tấm lòng của Ana Tzarev, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã mời bà tổ chức triển lãm các bức tranh sơn dầu gốc mà bà đã tái hiện trên Con đường gốm sứ nhân dịp con đường này chính thức được khai trương chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

Từng đi qua nhiều vùng đất trên thế giới, Ana Tzarev luôn có một tình cảm quý mến đặc biệt đối với Việt Nam. Từ những cảm xúc có được khi đến thăm những làng quê yên bình hay khám phá những thành phố nhộn nhịp, Ana đã vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp đậm nét văn hóa và lịch sử Việt Nam.

Ana Tzarev mang ’thế giới hoa’ tới Thăng Long - Tin180.com (Ảnh 4)
Bài ca lúa gạo

Mỗi một chuyến đi, Ana lại có thêm những trải nghiệm mới khi khám phá những nét đẹp về phong cảnh, con người và cuộc sống bản địa. Tại Việt Nam, đặc biệt ấn tượng với những cảnh sắc tươi đẹp của đồng quê, nơi những cánh đồng lúa vàng mênh mông, những con đập và kênh đào thơ mộng, Ana đã mang nhũng cảm xúc đó vào hai bức tranh Sáng sớm trên sông Mekong (Daybreak Over Mekong, 2000) và Bài ca lúa gạo (Rice Song, 2000) với nét vẽ tràn đầy sức sống khắc họa cuộc sống và sức lao động đáng quý của người nông dân.
Trong suốt hành trình sáng tác nghệ thuật, điều đáng trân trọng của Ana Tzarev là tình cảm và sự suy ngẫm sâu sắc của bà dành cho Việt Nam. Vào năm 2007, bức tranh Bài ca lúa gạo (Rice Song) khổ lớn đã hiện diện trên Quảng trường Thời đại (Times Square) ở trung tâm New York nhân dịp khai trương phòng Trưng bày tranh Ana Tzarev tại thành phố này. Những bức tranh còn là thử nghiệm độc đáo của Ana Tzarev khi bà tạo ra những đường đậm nét làm nổi bật màu sắc, dáng vẻ của con người, quần áo, các vật thể cũng như không gian mà họ xuất hiện. Từ trái sang phải, sự tiếp nối của những chiếc nón đội trên đầu các phụ nữ nông thôn khiến ta cảm nhận được tốc độ và sự nhịp nhàng trong mỗi chuyển động khi làm việc của họ.

Ana Tzarev mang ’thế giới hoa’ tới Thăng Long - Tin180.com (Ảnh 5)
Sáng sớm trên sông Mekong

Ana Tzarev là nghệ sỹ gốc Croatia. Nữ nghệ sỹ đã sống và đi qua nhiều vùng đất trên thế giới. Trong một thế giới ngày càng phẳng và bản sắc văn hóa của nhiều vùng miền đang bị mai một, Ana Tzarev đã nắm bắt, ghi lại và tôn vinh những giá trị truyền thống và sáng tạo của các nền văn hóa. Nữ họa sỹ Ana Tzarev nói: “Những bức tranh tôi vẽ là tấm bưu thiếp tôi gửi tặng cho thế hệ tương lai. Mỗi bức tranh sẽ là một câu chuyện về thế giới đa dạng và phong phú, nơi nền văn minh của nhân loại được hình thành trên các giá trị văn hóa và truyền thống”.

(Theo ANTĐ)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.