Giá như đừng được nghỉ
Kỳ nghỉ 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày. Từ lúc chưa nghỉ, chồng Lan đã xác định: “Về Lạng Sơn với ông bà nội”. Tối 1/9 đi làm về, Lan sấp sấp ngửa ngửa dọn đồ quần áo cho hai bố con, rồi mua quà cho ông bà và họ hàng.
“Chưa đợt nghỉ nào, anh ấy đưa hai mẹ con đi chơi. Lúc nào cũng chỉ chăm chăm về quê. Về nhà lại đi thăm khắp làng khắp xóm, ông này bà kia, anh em họ hàng. Tôi thì nấu cơm nước, dọn dẹp, mời anh em đến ăn. Rồi tối chủ nhật hai vợ chồng lại ôm con lên Hà Nội, sáng thứ 2 đi làm. Có đợt nghỉ Tết hơn chục ngày, chồng bắt về quê chồng cả tết, không cho về bên ngoại tí gì. Chỉ vì mỗi lý do là ngược đường.
Nghĩ đã phát mệt rồi ấy. Nhiều lúc lại nghĩ giá như đừng được nghỉ lễ dài lại thích hơn”.
Có hôm em mệt quá ngủ quên mất, vì tối hôm trước phải dọn dẹp rồi ngủ muộn thì mẹ chồng hoặc bố chồng lại gọi dậy. Dậy sớm thì chẳng có việc gì làm ngoài nấu bữa ăn sáng. Ăn sáng xong lại nhìn nhau”.
Đấy là chưa kể mỗi lần đi về quê chồng, Hương cũng tốn kém một khoản kha khá. Quà cáp thì đã đành. Nhưng xót con nhỏ, lần nào về, cô thuê taxi. Mỗi lượt đi về, hơn 1 triệu tiền xe là chuyện bình thường.
Có lần, Hương bàn với chồng thôi thì dăm bữa nửa tháng về một lần. Chứ cứ tiền xe đi về thế này, lương hai vợ chồng cũng chả ky cóp gì được. Mà đúng thật là Hương cũng chẳn có ngày nào được “nghỉ”. Đã thế, cô còn bị chồng mắng vì tính keo kiệt, không có hiếu với bố mẹ chồng.
Ước gì ốm để không phải về quê
Mẹ Mimi bộc bạch tâm sự: “Nhưng điều khiến em đau đầu nhất là về quê nội trong tình trạng hầu bao không được rủng rỉnh. Bố mẹ chồng thì cứ nghĩ các con ở Hà Nội có nhiều tiền lắm, hai mẹ con em sống trong điều kiện sung sướng, và lúc nào cũng kể lể chị chồng em khổ, làm ra đồng nào là trả nợ đồng đấy.
Tháng trước, em định về quê sẽ quà cáp đơn giản, biếu bố chồng 1triệu để chữa bệnh. Vì em còn phải để dành tiền trả lương giúp việc và chi phí sinh hoạt tháng sau nữa chứ.
En sợ nhất là về nhà mà không cho chị chồng cái gì, mẹ chồng lại kể lể. Rồi cỗ bàn ăn uống mà chồng em luôn là người đứng ra chi trả. Giả sử bọn em có nhiều tiền đã đành, đằng này thì…”
Quả thật, mỗi lần về quê bố mẹ chồng, chị em luôn là người vất vả nhất. Nào chuẩn bị đồ đạc. Có con nhỏ còn kèm theo bỉm, sữa và vô số thứ khác. Thứ đến là quà cáp, chuyện đi lại bằng xe nhà, ô tô khách hay taxi. Về đến nhà bố mẹ chồng còn lo chuyện đối nhân xử thế. Ấy thế nhưng không phải đã làm vừa lòng tất cả mọi người trong nhà chồng.
Nếu bạn cũng là một nàng dâu phố đang trên đường về quê chồng, hãy mở rộng lòng mình, bỏ qua những định kiến trong đầu, cố gắng hoà nhập và đón nhận những tình cảm mộc mạc nhưng chân thành của mọi người. Và chỉ cần khéo léo hơn một chút, bạn sẽ thấy không còn khoảng cách, không còn sự phân biệt giữa mình và những người họ hàng nhà chồng.
Về quê thăm hỏi bố mẹ chồng, cho ông bà được gặp con cháu, vui tuổi già. Hãy thử coi mỗi lần về quê thăm bố mẹ chồng chỉ cần bằng 1/3 mỗi lần về quê thăm ông bà ngoại, mọi thứ sẽ khác hẳn ngay.
Có thể bàn bạc với chồng sắp xếp thời gian về thăm ông bà nội lúc nào là hợp lý. Tuần này đã về thì đợi mấy tuần sau nữa, hoặc tháng về một lần. Cuối tuần, hai vợ chồng cũng cần có thời gian để chăm nom tổ ấm bé nhỏ của mình. Hoặc lần này về nhà ông bà nội, lần sau về nhà ông bà ngoại.
Thỉnh thoảng, con dâu nên mời ông bà nội ở quê ra chơi với cháu.
Trước khi về quê, lên lịch biếu quà cho những ai ở quê sao cho hợp lý. Không nhất thiết lần nào cũng về quê lúc nào cũng chia quà khắp mọi nơi, rồi cỗ bàn tiệc tùng. Chắc chắn làm như vậy, các chị em chẳng cần lăn tăn nhiều trước mỗi chuyến về quê thăm nhà chồng!
Nam Hải (Tổng hợp)
(theo afamily)