ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Tiền hay nghệ thuật?
Tuesday, September 7, 2010 9:55
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Hiện nay, có rất nhiều họa sĩ giàu lên bằng nghề vẽ và bán tranh. Thậm chí, có người còn kiêm luôn dịch vụ buôn tranh ra nước ngoài, nhất là những tranh quí, hiếm.

Với họa sĩ, giá tranh luôn là bí mật, vì thế mà có vô vàn lời đồn thổi xuất hiện. Nhiều người cho rằng họa sĩ Đ.Q xuất khẩu cùng lúc 3 container tranh sơn mài. Đào Anh Khánh có nhiều bức bán với giá tương đương một chiếc xe ô-tô, Lê Kinh Tài mỗi lần bán tranh có thể tậu một căn biệt thự…

“Sống khỏe” nhờ tranh

Họa sĩ Đào Anh Khánh tuy không nổi tiếng về tranh, nhưng giá tranh của anh rất cao, có nhiều bức bán được giá 20.000 – 30.000USD. Bí quyết của anh là khả năng PR bản thân iỏi nhờ những hoạt động trình diễn nghệ thuật có một không hai. Anh sống khá sung túc với một studio và căn nhà sàn độc đáo ở Gia Lâm, một công viên nghệ thuật riêng, rộng như một thung lũng ở Hòa Bình.

Tiền hay nghệ thuật? - Tin180.com (Ảnh 1)
Dù tranh khó bán nhưng nhiều họa sĩ vẫn khẳng định là sẽ luôn theo đuổi đam mê của mình. Ảnh: Như Ý.

Hai cái tên cần phải nhắc trong số những người có nhiều tranh bán được là Hà Mạnh Thắng, Lê Kinh Tài. Họa sĩ Hà Mạnh Thắng có tranh trong Bảo tàng Nghệ thuật Singapore, từng tham gia triển lãm Bối cảnh nghệ thuật Việt Nam tại phòng tranh IFA- Berlin (Đức) và có tên trong cuốn sách Painting today xuất bản bởi Phaidon. Còn họa sĩ Lê Kinh Tài từng gây chấn động dư luận khi bán loạt tranh được 4,9 tỷ đồng cho nhà sưu tập Chua G.Bee để thực hiện một dự án giới thiệu tác giả, tác phẩm ở bảo tàng đương đại tại Mỹ, Hongkong, Chile, Singapore, Indonesia… Nhiều người cho rằng tranh của họa sĩ họ Lê này đắt nhất Việt Nam.

Lê Kinh Tài nói: “Theo tôi, giá trị vật chất do hội họa mang lại cho chính mình là hạnh phúc lớn. Đó là ước mơ chính đáng của người làm công việc sáng tạo”. Theo anh, để thực hiện những dự án đầu tư nghệ thuật, không đơn thuần là mua tranh đẹp, mà người ta “mua” quá trình tìm tòi sáng tạo của một nghệ sĩ, bất luận nghệ sĩ đó có tên tuổi hay không. Họ có thể chấp nhận bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu một loạt tác phẩm trong một giai đoạn nhất định nào đó.

Tiền không là tất cả?!

Tuy vậy, cũng có không ít họa sĩ lao đao với nghề, nhất là những người luôn xem chuyện tiền bạc phải đứng sau nghệ thuật. Với họ, nghệ thuật là một điều thiêng liêng và không thể mang ra rao bán, gạ giá từng đồng. Và, để sống được với nghề, họ sẵn sàng tìm đến những phương thức khác để sinh sống như: bán ý tưởng, mở quán café, kinh doanh thời trang, tư vấn du học…

Nguyễn Hồng Phương tự nhận mình là “đại gia đau khổ” về việc bán tranh bởi trong nghệ thuật, nói đến khái niệm mua và bán là điều đáng buồn. Anh cho rằng tranh mình không dễ bán, dù anh từng có một loạt tranh vẽ phố theo trường phái trừu tượng, rất “đắt khách”. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, mọi thứ trở nên khó khăn hơn.

Ngoài nghề vẽ, Hồng Phương còn có thu nhập từ việc bán ý tưởng, nhưng chỉ là “năm thì mười họa”. Số tiền tài trợ triển lãm lại không đủ cho họa sĩ sống cả năm bởi “khủng” lắm mới được khoảng 200 triệu, chi phí vẽ tranh, làm tượng cũng hết. Tài trợ đó chỉ giúp họa sĩ có được triển lãm, PR tên tuổi của mình, chứ không thể coi là bầu sữa nuôi sống họa sĩ được.

Hồng Phương hiện phải thuê một ngôi nhà chật chội trong “làng họa sĩ” phía bên kia bờ sông Hồng. Để có một tác phẩm ưng ý, hoặc chuẩn bị cho một triển lãm, nhiều tháng trời anh không có thu nhập, việc chi tiêu cũng hết sức hạn hẹp. Các họa sĩ khác cùng “làng” với anh đều gặp khó khăn tương tự.

Với họa sĩ Hoàng Duy Vàng, điều quan trọng nhất là tác phẩm của mình đến với ai, chứ không phải giá bán bao nhiêu. “Với người có tiền mà hiểu mình, yêu thích tranh của mình, tôi sẵn sàng bán với mức giá thấp, thậm chí, có thể tặng. Còn với một người chẳng biết gì về tranh thì dù có trả giá cao tôi cũng không muốn bán”, anh nói.

Họa sĩ Phạm Ngọc Dương cho rằng không nên nhắc nhiều đến chuyện tiền trong việc bán tranh, vì nghe có vẻ “kinh tế” quá. Anh bảo, tranh của mình lúc nào cũng bán chậm vì rất đắt. “Tôi muốn tranh của Việt Nam có một giá trị nhất định, và giá trị của họa sĩ sẽ được nâng lên. Có người hỏi tôi: Tại sao không đặt giá thấp cho dễ bán, nhưng tôi nghĩ mình phải đặt giá tác phẩm phải đúng với giá trị”, anh cho biết.

Đề tài khó “gặm”, tranh khó bán, nhưng nhiều họa sĩ vẫn sẽ theo đuổi đam mê của mình. Họ cho rằng, bán được tranh là một niềm vui của họa sĩ, nhưng bán tranh không phải là mục đích số 1. Tranh bán được không đồng nghĩa đó là tác phẩm có giá trị nghệ thuật và cần phân biệt giữa tác phẩm nghệ thuật với tranh chợ, sản xuất hàng loạt.

Lê Thoa
(theo baodatviet)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.