ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Giới trẻ Hà Nội & “văn hóa trà chanh”
Friday, October 8, 2010 9:03
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Giới trẻ Hà thành bỗng dưng có một “cái thú” trong cuộc sống: uống trà chanh. Có vẻ như cái vị đậm đà nhất của trà chanh là sự bình dân, cái hợp nhất của trà chanh là hợp với sự “buôn chuyện”, cái chất Hà Nội nhất của trà chanh là địa điểm – vỉa hè, không gian – xã hội và những câu chuyện không quá ồn ào…

Giới trẻ Hà Nội & ’văn hóa trà chanh’ - Tin180.com (Ảnh 1)

Những ngày đầu thu, ngồi bên hông Nhà thờ Lớn, nghe tiếng chuông ngân vang, ngắm màu xanh của cây lá, uống trà chanh thấy yên bình làm vậy!

Bỗng dưng như… “tập quán trà chanh Hà Nội”

Được coi là một “tập quán mới” của người dân Thủ đô, đặc biệt là đông đảo lớp trẻ, cái thú ngồi quán vỉa hè để uống trà chanh và gặp gỡ bạn bè, từ lạ lẫm đã trở nên quen đến mức nếu có ai thấy lạ với thứ nước giải khát này hay “tập quán” này sẽ bị gọi đùa là “người ngoài hành tinh”.

Sự bình dân của thú uống trà chanh nằm ở chính những chiếc ghế nhựa, thậm chí chả cần đến bàn, quán xá không cần không gian rộng rãi, miễn là có vỉa hè. Nhiều bạn trẻ nói rằng họ thích uống trà chanh không chỉ vì vị thanh mát của thứ trà chua – ngọt – chát – thơm ấy, mà chủ yếu là vì họ được hưởng thứ “không khí vỉa hè” của chốn đô thành, của bầu không khí thân quen, thoải mái khi được gặp gỡ và “buôn chuyện” với bạn bè. Những yếu tố rất bình dân ấy đã xóa nhòa tất cả những hạn chế về chỗ ngồi, không gian, tiện nghi… Hơn nữa, giá của một cốc trà chanh chỉ nhỉnh hơn giá một cốc trà đá vài nghìn đồng.

Người Hà Nội vốn đã mang sẵn đặc trưng riêng là lối sống bình dị, ít xô bồ. Những quán nước nhỏ ven đường của Hà Nội được khắc họa trong nhiều tác phẩm thuộc nhiều loại hình nghệ thuật. Cũng giống như “cà phê bệt” trên những góc đường của Sài Gòn, trà chanh cũng vậy, dần trở thành nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Bởi vậy, với nhiều người, cái thú uống trà chanh được coi như một sự tiếp nối “văn hóa Hà Nội” của lớp trẻ Hà thành. Mang phong vị thời hiện đại nhưng trà chanh vẫn có một chút hơi hướng hoài cổ. Cũng là quán nhỏ và vẫn là những khách hàng thích tìm sự bình dị, chỉ khác ở thứ đồ uống: trà nóng – trà đá rồi bây giờ là trà chanh. Có một giáo viên trường THCS Hoàn Kiếm đã cười khi tôi nói “trà chanh chỉ là sở thích của riêng lớp trẻ”, theo ông “thứ nước giải khát này tưởng rất vặt vãnh nhưng bỗng dưng được trao một vai trò quan trọng: làm cây cầu nối giữa hiện tại và quá khứ, giữa những người thuộc các tầng lớp, các thế hệ với nhau. Và nó đã làm tốt vai trò đó.”

Những cốc nước trà thoảng mùi hoa nhài, có vị ngọt, chua, chan chát và những lát chanh tươi tăng thêm màu xanh của trà, bỗng dưng trở thành thức uống quen thuộc của người dân Hà Nội, bỗng dưng trở thành “nét văn hóa mới” – “tập quán mới” của mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Uống trà chanh để… sống chậm

Cũng có không ít bạn trẻ lại thích “trà chanh một mình”, chứ không chỉ tìm kiếm những cuộc gặp gỡ bạn bè đông vui cùng bao câu chuyện phiếm. Một nữ nhà văn trẻ đã “cảnh báo” với tôi rằng: “Đừng nghĩ trà chanh là chốn tấp nập, xô bồ nhé, thử ngồi uống trà chanh một mình xem, tự dưng thấy mình được “sống chậm”.” Không ít bạn gái dí dỏm bảo: “Ngồi ở một góc phố, nhìn cuộc sống vùn vụt qua trước mắt, lắng nghe bập bõm những câu chuyện của người ngồi xung quanh, thi thoảng nhấp ngụm trà chanh vừa ngọt, chua, chát và thơm. Thú vị lắm.”

Tôi đã gặp ở “không gian trà chanh” Nhà thờ Lớn, không chỉ có những học sinh, sinh viên mà còn khá nhiều nghệ sĩ, kiến trúc sư, phóng viên, doanh nhân. Họ đều thích thú hương vị trà chanh và “không gian trà chanh”. Nhiều người uống trà chanh ở đó vào mỗi buổi trưa, để “sống chậm” một lát trước khi giờ hành chính lại bắt đầu. Cũng không ít người quá bận rộn, nên chỉ “trà chanh cuối tuần”, để “ngồi im, lắng nghe và mỉm cười” – như một giám đốc doanh nghiệp đã “buôn” với tôi, hay để “nhìn xem tụi trẻ bây giờ trẻ thế nào, ngoan, hư ra sao”, như một nữ giảng viên trường ĐH Ngoại thương đã nói. Còn những “khách hàng tiềm năng” của trà chanh – lớp trẻ, họ uống trà chanh mỗi ngày, để hỏi nhau chuyện học hành, thi cử, nghề nghiệp tương lai, nhiều khi là khoe nhau một địa chỉ mua sắm mới, bàn về thú vui nhảy breakdance, graffity hay nuôi các con vật cưng. Đồng nghiệp của tôi, một phóng viên ảnh đã “triết lý”: “Đời trôi đi vội vã. Mỗi lúc cần chậm lại một nhịp để thở, lại đi uống trà chanh”.

Giới trẻ Hà Nội & ’văn hóa trà chanh’ - Tin180.com (Ảnh 2)

Mỗi nơi một vị, mỗi mùa một khác

Từ quán trà chanh phố Đào Duy Từ, đến Nhà thờ Lớn, phố Nhà Chung… mỗi quán lại có một vị riêng, cũng một phần do tay người pha chế, một phần do bối cảnh không gian chi phối. Những cốc trà thoang thoảng mùi hoa nhài thơm dịu, hòa quyện với vị chua, ngọt, thanh khiết của vài lát chanh tươi. Tưởng công thức pha chế đơn giản thì ở đâu cũng có thể đạt tới sự vừa vặn, đậm chất Hà thành nhưng không đơn giản thế! Ở phố Nhà Chung, Nhà thờ Lớn, vừa uống trà, vừa cắn hạt dưa, vừa ngắm một trong những công trình cổ kính của Thủ đô với không gian thoáng, rộng rãi. Nhưng ở đoạn phố nhỏ Đào Duy Từ, ngoài trà chanh còn có những món chè rất ngon: chè khoai, chè ngô, chè nếp cẩm. Ăn chè, uống trà, nhìn ngắm cuộc sống ở những con phố nhỏ của khu phố cổ. Cái thú này đã thu hút khá nhiều du khách nước ngoài, họ gọi trà chanh là “nét văn hóa bụi” của người Hà thành.

Ngày nắng hay ngày mưa, oi ả hay rét mướt, những quán trà chanh không lúc nào vắng khách. Nhiều người nghĩ trà chanh chỉ phù hợp với tiết trời nắng nóng nhưng ngày đông lạnh, giới trẻ lại quay sang hít hà cốc trà chanh nóng. Và có khi câu chuyện phiếm của những nhóm bạn bên cốc trà chanh chỉ loanh quanh bàn luận: “Vị trà chanh nóng và lạnh khác nhau thế nào?”. Không ít du học sinh ở xa nhà viết blog, hay thở than trên facebook chỉ có một câu: “Ôi Hà Nội, trà chanh và phở. Nhớ quá!”, hoặc “Quán ốc cay, trà chanh Nhà thờ. Hẹn gặp lại!”.

(theo ictnews)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.