Trên thực tế P/2010 A2 là mảnh vỡ lớn còn sót lại sau sự va chạm giữa hai tiểu hành tinh. Khi quan sát từ xa, P/2010 A2 có một “đuôi” dài, vì thế các nhà khoa học tưởng rằng nó là một ngôi sao chổi.
Được biết, vào tháng 1/2010 các nhà khoa học thông qua kính viễn vọng thiên văn mặt đất đã phát hiện một thiên thể mới và đặt tên là P/2010 A2 . Do P/2010 A2 có một “đuôi” dài, vì thế các nhà khoa học nhận định đó là một ngôi sao chổi.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học lại có ý kiến ngược lại cho rằng P/2010 A2 nằm ở quỹ đạo hình tròn của tiểu hành tinh, trong khi đó quỹ đạo của sao chổi đa phần là hình bầu dục. Chính vì thế P/2010 A2 đã trở thành tâm điểm tranh luận của giới khoa học.
Để phân biệt thật giả của sao chổi P/2010 A2 các nhà khoa học đã tiến hành so sánh hình ảnh thu được từ tầu thăm dò Rosetta với Kính viễn vọng mặt đất.
Sau khi so sánh, các nhà khoa học phát hiện “đuôi” của P/2010 A2 không phải là một dòng vật chất liên tục mà là một dòng vật chất được giải phóng trực tiếp vào trong vũ trụ.
(theo khoahoc)