ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Ảnh về Trái Đất chụp từ vệ tinh
Sunday, November 28, 2010 10:11
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Các nhà khoa học ở Trung tâm Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) đã chọn lựa ra 10 bức ảnh cho bộ sưu tập các hình ảnh ấn tượng về Trái Đất chụp từ vệ tinh.

“Đêm đầy sao” tái hiện dưới bàn tay thiên nhiên

Ảnh về Trái Đất chụp từ vệ tinh - Tin180.com (Ảnh 1)

Sự di chuyển của các sinh vật phù du tạo nên một quanh cảnh huyển ảo quanh đảo Gotland.

Giống phong cách của bức tranh “Đêm đầy sao” của danh họa Van Gogh, hàng đoàn sinh vật phù du khổng lồ đang trôi trong một vùng nước tối quanh đảo Gotland, Thụy Điển. Bức ảnh vệ tinh này mới được USGS chụp vào tuần trước.

Sự phát triển nở rộ của các sinh vật phù du trong bức ảnh xảy ra khi các dòng biển ngầm mang nhiều chất dinh dưỡng hơn lên bề mặt mặt nước ngập nắng, giúp thúc đẩy tăng trưởng và sinh sản.

Những mạch máu của vùng châu thổ

Ảnh về Trái Đất chụp từ vệ tinh - Tin180.com (Ảnh 2)

Hệ thống sông và kênh chẳng chịt của đồng bằng châu thổ sông Yukon.

Trông giống như các mạch máu chảy trong cơ thể, hệ thống kênh chằng chịt của đồng bằng châu thổ sông Yukon được vệ tinh chụp lại trong một bức ảnh vào năm 2002.

Sông Yukon bắt nguồn từ tỉnh British Columbia của Canada, chảy qua vùng Yukon Territory (Canada) và Alaska (Mỹ) và cuối cùng đổ ra biển Berring.

Hồ có khuôn mặt nhăn nhó

Ảnh về Trái Đất chụp từ vệ tinh - Tin180.com (Ảnh 3)

Hồ Lake Eyre ở Australia chỉ có nước trong một thời gian ngắn trong năm.

Hồ cạn Lake Eyre ở miền nam Australia dường như đang thể hiện một khuôn mặt nhăn nhó. Bức ảnh được vệ tinh chụp vào tháng 8/2006.

Khi các cơn mưa theo mùa đổ xuống dồi dào, hồ Lake Eyre sẽ như một cơ thể đầy nước. Nhưng điều đó chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, nó lại nhanh chóng trở thành một cái hồ cạn khổng lồ vì hầu như thời tiết trong năm rất khô hạn. USGS cho biết “hồ nước” này mới chỉ được lấp đầy ba lần trong suốt 150 qua.

Biển cát khổng lồ

Ảnh về Trái Đất chụp từ vệ tinh - Tin180.com (Ảnh 4)
Sa mạc Rub’ Al Khali, biển cát lớn nhất thế giới.

Bức ảnh chụp sa mạc Rub’ Al Khabi gần biên giới hai nước Arabia Saudi và Yemen vào năm 2003.

Rub’ Al Khali là biển cát lớn nhất thế giới, những sọc vằn của nó là do “nghệ thuật điêu khắc” trên cát của những cơn gió tạo ra. Tuy nhiên trong bức ảnh, sự đơn điệu của một hoang mạc toàn cát đã bị phá vỡ bởi một ngọn núi trên cao nguyên.

Dải ruy băng Mississippi

Ảnh về Trái Đất chụp từ vệ tinh - Tin180.com (Ảnh 5)
Sông Mississippi chảy qua biên giới hai tiểu bang của Mỹ.

Trong một bức ảnh chụp vào năm 2003, Mississippi, con sông lớn nhất Bắc Mỹ trải dài trông như một dải ruy băng ngang qua các thị trấn, cánh đồng và các đồng cỏ ở biên giới giữa hai tiểu bang Arkansas và Mississippi.

“Mạch điện tử” ở Greenland

Ảnh về Trái Đất chụp từ vệ tinh - Tin180.com (Ảnh 6)
Băng biển bao phủ toàn bộ bờ biển cũng như trong các vịnh hẹp của Greenland.

Bức ảnh chụp một phần đảo Greenland ở Đại Tây Dương vào năm 2001. Các dòng chảy của băng trông như một “hệ thống mạch điện” len lỏi trong các vịnh hẹp bị kẹp giữa các ngọn núi màu đỏ.

Khi nhiệt độ tăng lên vào mùa hè, các núi băng trôi vỡ ra từ đây và gia nhập vào các dòng sông băng và có thể chu du đi xa hơn khỏi khu vực.

Bức bích họa sa mạc

Ảnh về Trái Đất chụp từ vệ tinh - Tin180.com (Ảnh 7)
Bức tranh đầy ấn tượng về hoang mạc Dasht-e Kavir, một trong những nơi khắc nhiệt nhất hành tinh.

Bức ảnh vệ tinh chụp sa mạc Dasht-e Kavir vào năm 2003 thật sự trông giống một bức bích họa hòa quyện cảnh quan của sa mạc lớn nhất Iran này.

Khu vực này là sự trộn lẫn của các lòng sông cạn, cao nguyên hoang mạc, lòng hồ cạn và đầm lầy cát, nó bao bọc một vùng có diện tích hơn 77.000 km vuông. Trên khắp Dash-e Kavir, hầu như không có người sinh sống. Sức nóng khủng khiếp, dao động nhiệt độ trong ngày lớn cùng các cơn bão cấp 11 tạo nên vùng đất khắc nhiệt này.

“Các thiên hà” băng mỡ

Ảnh về Trái Đất chụp từ vệ tinh - Tin180.com (Ảnh 8)
Các đám mây bụi và các vì sao trong dải thiên hà này lại chính là các tảng băng vụn chưa kết lại với nhau.

Nhìn vào bức ảnh này dễ làm chúng ta liên tưởng đến một thiên hà xa xôi nào đó, lẩn khuất sau những đám mây bụi là các vì sao. Nhưng thực sự đó là các dòng xoắn lại của “băng mỡ” được vệ tinh chụp tại đảo Baffin, gần Canada vào năm 2002.

Băng biển thường bắt đầu từ các băng mỡ, nó như một vệt kết ô hợp của các tinh thể băng nhỏ trên bề mặt đại dương. Khi nhiệt độ hạ xuống, băng mỡ dày hơn và dần kết hợp lại tạo thành các tảng băng rắn chắc.

Hiệu ứng sửng sốt của ánh sáng và mây

Ảnh về Trái Đất chụp từ vệ tinh - Tin180.com (Ảnh 9)
Vệt sơn đỏ chính là các đám mây đang bao phủ bên trên thung lũng hẹp Rocky Mountain Trench.

Bức ảnh chụp một phần dãy núi Rocky, trên lãnh thổ Canada vào năm 2004. Vệt đỏ trong ảnh là một sản phẩm tuyệt vời từ sự “phối hợp ăn ý” của ánh sáng và mây.

Những đám mây đã luồn trọn thung lũng hẹp Rocky Mountain Trench, ánh sáng phản chiếu lại từ các đám mây tại thời điểm mặt trời bắt đầu ngả bóng đã tạo nên hiệu ứng sửng sốt này.

Miệng núi lửa giấu mình

Ảnh về Trái Đất chụp từ vệ tinh - Tin180.com (Ảnh 10)
Ẩn mình sau làn mây là một “cái hố” khổng lồ hình thành cách đây 70 triệu năm.

Tin Bider, một miệng núi lửa cổ xưa ở sa mạc Sahara, thuộc lãnh thổ Algeria lấp ló trong một bức ảnh vệ tinh chụp vào năm 2009. Rộng khoảng 6 km, miệng núi lửa này được tạo ra bởi một vụ va chạm với thiên thạch cách đây khoảng 70 triệu năm.

(theo baodatviet)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.