Ước tính chi phí để xây dựng hệ thống là gần 2 tỉ USD (tương đương 60 tỉ rúp).
“Khoảng không vũ trụ gần Trái đất đang trở nên dày đặc bởi các vệ tinh đã qua sử dụng và các mảnh vỡ của chúng. Công ty Energia đã cam kết dọn sạch khu vực này trong vòng 10 năm. Chúng tôi sẽ thu lượm khoảng 600 vệ tinh không còn hoạt động trên quỹ đạo địa tĩnh, sau đó chôn chúng xuống đại dương” – ông Victor Sinyavsky, một cán bộ của công ty Energia cho biết.
Khoảng không vũ trụ gần Trái đất đang dày đặc bởi các vệ tinh đã qua sử dụng (ảnh Enewetak.wordpress.com)
Cũng theo công ty, hệ thống thu dọn vệ tinh sẽ hoạt động bằng năng lượng hạt nhân và có thể hoạt động trong 15 năm. Việc lắp ráp các thiết bị thu dọn vũ trụ sẽ bắt đầu vào năm 2020, tới năm 2023 sẽ bắt đầu thử nghiệm.
Ngoài ra, công ty Energia cũng đang phác thảo xây dựng một hệ thống để phá huỷ các vật thể nguy hiểm ngoài vũ trụ đang hướng vào Trái đất.
(theo khoahoc)