Báo Daily Mail đưa tin, hệ sao kỳ lạ trên được đặt tên là NN Serpentis, cách Trái đất 1.670 năm ánh sáng. Theo các chuyên gia, NN Serpentis thực tế là một hệ sao nhị phân, bao gồm 2 ngôi sao (một sao lùn đỏ và một sao lùn trắng) di chuyển quanh nhau theo một quỹ đạo chặt chẽ, sát gần đến kinh ngạc.
Hình ảnh mô phỏng hệ sao NN Serpentis của các nhà khoa học thuộc Đại học Warwick. Ảnh: PA.
Trái đất nằm trong cùng mặt phẳng với hệ sao đôi, nên cứ mỗi 3 giờ, 7 phút đồng hồ, các nhà thiên văn học lại có thể nhìn thấy ngôi sao lùn đỏ che khuất sao lùn trắng. Họ đã sử dụng những lần thiên thực thường xuyên này để phát hiện một dạng các bất thường nhỏ nhưng đáng chú ý trong quỹ đạo của các ngôi sao.
Giáo sư Tom Marsh thuộc Khoa Vật lý, Đại học Warwick nhận định: “Hai hành tinh khí khổng lồ có khối lượng khác nhau, nhưng chúng có thể sở hữu cùng kích thước.
Nếu chúng tuân theo các dạng thức thường thấy trong hệ sao của chúng ta, vốn gồm các hành tinh khí khổng lồ với màu sắc chủ đạo là vàng hoặc xanh, thì hình ảnh của hệ sao này rất giống hệ thống sắp xếp bi khổng lồ của một trò chơi bi – a với một bi màu đỏ, các bi hai màu và một bi chủ nhỏ màu trắng”.
Giáo sư Vik Dhillon thuộc Đại học Sheffield bình luận thêm: “Nếu những hành tinh này được sinh ra cùng với các sao cha mẹ của chúng thì chúng có lẽ đã phải sống sót qua một sự kiện kịch tính cách đây hàng triệu năm: khi ngôi sao chính ban đầu phồng to, biến thành một sao đỏ khổng lồ, thì sao đồng hành bị đẩy rơi vào quỹ đạo vô cùng chặt chẽ, sát gần như hiện nay … Các quỹ đạo hành tinh có thể đã trải qua những rối loạn lớn.
Ngoài ra, các hành tinh này có thể đã được hình thành gần đây từ vật chất thải loại… Dù bằng cách nào, trong các thời điểm tương đối gần về thiên văn học, hệ thống này sẽ trải qua một cú sốc lớn về quỹ đạo của các ngôi sao và hành tinh, tất cả bắt đầu bằng việc sao lùn trắng ở trung tâm của hệ thống như hiện tại”.
(theo vietnamnet)