Hai quả cầu khí rộng lớn nằm trải dài về phía bắc và nam ở trung tâm của dải Ngân Hà. Chúng là những quả cầu ánh sáng lớn di chuyển với tốc độ 168.282 dặm/giây (270.823 km/giây) và khoảng cách từ đầu này tới đầu kia của bóng sáng vào khoảng 50.000 năm ánh sáng.
Bong bóng sáng bí ẩn trong thiên hà của chúng ta |
Những bong bóng khí này mới được phát hiện bởi nhà thiên văn học Doug Finkbeiner thuộc trung tâm Harvard-Smithsonian của Viện Vật lý thiên văn tại trường Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ, bằng cách sử dụng kính viễn vọng Fermi Gamma-Ray Telescope của NASA. Ông thừa nhận:
“Chúng tôi cũng hoàn toàn không thể hiểu được bản chất hay nguồn gốc của những chùm ánh sáng này”.
Hai bong bóng ánh sáng này có thể được nhìn thấy nằm gần chòm sao Virgo và chòm sao Grus và được cho là đã có hàng triệu năm tuổi. Nhưng chúng đã không được biết tới cho tới những ngày gần đây do chúng bị che khuất trong một đám sương mù bức xạ gamma trên bầu trời.
Các nhà thiên văn học dự đoán rằng các bong bóng ánh sáng này được tạo ra bởi một vụ phun trào từ hố đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà của chúng ta.
Ông Finkbeiner và nhóm nghiên cứu của ông phát hiện ra bong bóng khí nhờ các dữ liệu thu được từ kính viễn vọng Fermi – kính viễn vọng được đưa vào sử dụng trong năm 2008 và được coi là kính viễn vọng sử dụng tia gamma mạnh nhất hiện nay để có thể phát hiện ra các chùm ánh sáng ở hình thức di chuyển nhanh nhất.
Nguyễn Hường (Theo Telegraph, Bee)