ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những sai lầm dễ mắc khi đi xin việc
Tuesday, December 14, 2010 13:49
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Mario Schulzke, nhà sáng lập CareerSparx.com, kể rằng, có lần, ông đã gặp một ứng viên đến phỏng vấn mà vẫn còn lá rau dính trên mép.

“Tôi đã định hỏi anh ta một số câu hỏi nhưng sự vụng về đó khiến tôi phát ngán, tôi đã dành nguyên 30 phút chỉ để ngồi nhìn chằm chằm vào phần mép có dính rau của anh ta mà thôi”.

Mỗi ngày, có rất nhiều ứng viên có nhu cầu xin việc nhưng không ít người trong số đó cứ mãi than thân trách phận vì lận đận trên con đường sự nghiệp. Họ có thể đổ dồn cho số phận, cho may rủi khiến họ cứ mãi lang thang đi tìm mà vẫn chưa có chỗ hạ cánh an toàn.

Thực tế, may rủi chỉ chiếm một phần nhỏ, còn lại phần lớn là do nỗ lực và sự chuyên nghiệp của bản thân. Sau đây là một số sai lầm mà các ứng viên thường mắc phải trong quá trình đi xin việc, dù nhiều khi không để ý đến nhưng chính những sai sót “tiểu tiết” này lại dễ khiến bạn bị loại ngay từ vòng đầu:

Những sai lầm dễ mắc khi đi xin việc - Tin180.com (Ảnh 1)
Ảnh minh họa

- Sử dụng địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp

Dù có tự tin về năng lực, kỹ năng của bản thân đến đâu, khi gửi email cho nhà tuyển dụng, bạn cũng nên tạo cho mình một địa chỉ email mang tính chuyên nghiệp. Đừng bao giờ điền sai thứ tự họ, tên mà vị trí trong tiếng anh là “first name”, “last name”… Chỉ cần một chút nhầm lẫn, không để ý đến thứ tự này cũng có thể tạo nên sự phản cảm cho nhà tuyển dụng. Tính chuyên nghiệp còn thể hiện ngay cả trong account của bạn, vì thế đừng chọn những tên quá rườm rà, vô nghĩa…

- Tìm việc một cách vô định

Bạn bắt đầu tìm việc mà chưa hề có kế hoạch hay một đích đến cụ thể. Bạn không hiểu mình muốn làm gì, tìm việc ở lĩnh vực nào mà cứ lang thang vô định, miễn là có việc làm ra tiền. Đây chính là sai lầm khiến bạn dễ bị bật ra khỏi thị trường việc làm bởi không ai lại đi nhận một ứng viên mà thậm chí mục tiêu trước mắt cũng không có.

Khi đi tìm việc, bạn phải chắc chắn trả lời được một số câu hỏi chính: Tại sao bạn lại đi tìm việc? Giới thiệu về bản thân và bạn đang tìm kiếm công việc gì. Trả lời được 3 câu hỏi đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đã có mục đích và ý tưởng cho mình.

- Không soi gương trước khi đi phỏng vấn

Mario Schulzke nhà sáng lập CareerSparx.com kể rằng, có lần, ông đã gặp một ứng viên đến phỏng vấn mà vẫn còn lá rau dính trên mép. “Lẽ ra, tôi đã định hỏi anh ta một số câu hỏi nhưng sự vụng về đó khiến tôi phát ngán, tôi đã dành nguyên 30 phút chỉ để ngồi nhìn chằm chằm vào phần mép có dính rau của anh ta mà thôi”. Vì thế, bạn đừng nên cẩu thả mà bỏ qua vài giây đứng trước gương khi chuẩn bị ra đường đến buổi phỏng vấn.

- Mắc bệnh “quên”

Một sai lầm mà nhiều ứng viên mắc phải khi gửi hồ sơ xin việc cho nhà tuyển dụng là cứ gửi những mẫu hồ sơ cũ và quên không update thông tin về bản thân. Tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, CV của họ cũng chỉ có từng đó kinh nghiệm, trải qua mấy công ty và vị trí như nhau. Nên nhớ, CV và đơn xin việc nên điều chỉnh một cách thường xuyên, tương ứng với các vị trị bạn đảm nhận ở các công ty.

Những sai lầm dễ mắc khi đi xin việc - Tin180.com (Ảnh 2)
Phải thường xuyên update CV (Ảnh minh họa)

- Tham gia các sự kiện nhưng không có sự kết nối

Thực tế đây cũng là một “bệnh” mà nhiều người tìm việc mắc phải. Họ sẵn sàng tham gia các sự kiện, các trang mạng xã hội nhưng không hề chú ý kết nối với các thành viên. Trong khi đó, sự kết nối này mới thực sự quan trọng bởi từ các mối quan hệ này, bạn có thể tìm việc dễ dàng hơn.

- Không để ý

Đây là sai lầm khi ứng viên đọc thông tin của nhà tuyển dụng không kỹ càng, không nắm bắt được vấn đề, những yêu cầu, đòi hỏi nhà tuyển dụng đặt ra. Nên nhớ rằng, những thông tin này thường được đăng tải trên các website của công ty hoặc các trang tuyển dụng. Thế nên, bạn hãy tập trung một chút để có thể nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, để việc nộp hồ sơ không trở nên vô ích. Nhiều ứng viên bị loại chỉ vì không để ý đến tiêu chí nhà tuyển dụng đưa ra cho vị trí mà họ apply.

- Không chú ý đến tên tuổi công ty

Ứng viên khi định nộp hồ sơ vào một công ty nào đó thì tốt nhất nên tìm hiểu về uy tín, tên tuổi của công ty qua các phương tiện truyền thông. Có như thế, bạn mới hiểu về công ty cũng như vị thế mà công ty tạo lập được trong lĩnh vực hoạt động của họ.

Nếu không chú ý đến điều này, bạn không thể biết rằng, công việc ở đây có phù hợp với bản thân hay không.

- Không có hồ sơ trực tuyến

Trong thời đại ngày nay, đa số nhà tuyển dụng tìm ứng viên qua kênh trực tuyến. Thế nên, thật sai lầm khi bạn không hề có hồ sơ online đăng trên các trang việc làm. Khi nhà tuyển dụng cần, họ sẽ vào những lĩnh vực của họ để “săn đầu người” và nếu hồ sơ của bạn có ở đó, chẳng có lý do gì nhà tuyển dụng lại phớt lờ bạn.

- Không liên lạc sau vòng phỏng vấn

Sau khi phỏng vấn, nhiều ứng viên cứ ngồi đợi mà không hề có một sự liên hệ nào với người phỏng vấn. Điều đó chỉ càng đẩy bạn ra xa công ty đó mà thôi. Tốt nhất là sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, về nhà, bạn nên viết email cảm ơn và bày tỏ sự chờ đợi của bản thân từ phía công ty. Sự liên lạc này sẽ giúp cho bạn có mối quan hệ tốt đẹp và nhà tuyển dụng sẽ ít nhiều cảm thấy dễ chịu với ứng viên như bạn.

- Không đặt câu hỏi trong buổi phỏng vấn

Nhiều ứng viên cho rằng, khi đi phỏng vấn, cứ ngồi đợi nhà tuyển dụng hỏi gì nói nấy, tuyệt nhiên không nên đặt câu hỏi ngược lại. Đây là suy nghĩ sai lầm bởi thực tế, bạn đang rất muốn tìm hiểu về công ty và rất nhiều thông tin bạn muốn được nghe từ chính người phỏng vấn. Tất nhiên không ngắt lời nhà tuyển dụng mà nên tìm cơ hội để truyền đạt đến nhà tuyển dụng những câu bạn muốn hỏi, điều đó cũng thể hiện bạn quan tâm đến công việc và công ty một cách nghiêm túc.

Hải Như
(Theo CareerBuilder, BĐVN)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.