ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Những thành phố vĩnh hằng
Wednesday, December 8, 2010 10:25
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Vận áo kimono in bức tranh Buổi sớm Huế làm bằng kỹ thuật truyền thống Nhật Bản katazome, nữ họa sĩ Toba Mika vừa trở lại Hà Nội trong cuộc triển lãm lần 4 về đề tài VN.

>> Hoạ sỹ Nhật Bản “nhuộm màu” tình yêu Việt Nam

Những thành phố vĩnh hằng - Tin180.com (Ảnh 1)

Tác phẩm Japan town, một kiến trúc tương đồng giữa Nhật Bản và Hội An, VN mà Toba Mika thể hiện trên tranh

Từ những năm 2000, Toba Mika đã dùng kỹ thuật tranh nhuộm katazome, một hình thức nghệ thuật độc đáo của Nhật mà bà dày công bảo tồn và cách tân, để ghi lại Hà Nội 36 phố phường hay những ngôi nhà, phố ven sông, ghe đò, những chiếc cầu sắt cũ bắc qua kênh nước đen rất riêng của Sài Gòn. Những cảnh tượng bình dị, quen thuộc nhưng lên tranh của bà lại đầy màu sắc.

Trong cuộc triển lãm “Nara và Hà Nội” diễn ra từ ngày 6 đến 25-12 tại Văn miếu Quốc tử giám cùng Bảo tàng Mỹ thuật VN, bà mong muốn truyền tải vẻ đẹp của “hai kinh đô vĩnh hằng”. Trước đó, từ ngày 5-10 đến 11-11, triển lãm đã diễn ra tại khuôn viên chùa Yakushi-Ji, Nara, Nhật Bản.

* Vì sao bà lại chọn Nara song hành cùng Hà Nội trong cuộc triển lãm lần này?

- Nara là kinh đô của nước Nhật (710- 794), còn gọi là thời Nại Lương. Với chúng tôi, Nara là một trong những xuất phát điểm đầu tiên để có được Nhật Bản hôm nay. Vào đúng năm 2010 Nara tròn 1.300 năm tuổi. Thật trùng hợp, Hà Nội vừa kỷ niệm đại lễ 1.000 năm.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng thường nhắc đến nhà sư Phật Triết, người Lâm Ấp (An Nam), vùng đất miền Trung VN bây giờ. Ông chính là người góp phần vào việc khai thông những bước đầu của nhã nhạc Nhật Bản. Đến tu tại chùa Todaiji (Đông Đại tự) ở Nara vào thế kỷ thứ 8, ông cùng cao tăng người Ấn Độ Bodhisena đã truyền vào Nhật Bản Lâm Ấp bát nhạc (rynyu hachigaku – thể loại opera mang mặt nạ, vừa múa vừa hát) của VN. Khi tới Nara, tôi cảm thấy cố đô này phảng phất cái gì đó mà ở Hà Nội cũng có. Liên tưởng đến mối quan hệ giữa VN và Nhật Bản, tôi cảm thấy đây chính là điểm xuất phát cho triển lãm của mình.

* Vì sao VN vẫn là đề tài của bà trong 10 năm qua?

- Các bạn có thể thấy quen thuộc với hình ảnh dân cư sinh sống trong những khu nhà kiến trúc Pháp cổ, trẻ con vẫy tay chào, người già nhìn xa xăm, những hạt mưa nhỏ xiên chéo trước dãy nhà tạo không khí linh thiêng… Còn tôi cảm động sâu sắc vì những cảnh vật này vẫn được duy trì đến hôm nay ở VN. Những hình ảnh thường nhật mà một xã hội đã phát triển như Nhật không còn nữa.

Tôi đến VN vào năm 1994, trước đó đã đi qua các nước Nam Á và loay hoay tìm kiếm một phong cách cho mình tại Nhật. VN có một vẻ đẹp mà nếu không có màu sắc ấy, cảnh vật ấy, không có những đường ray xe lửa, những mái nhà lợp ngói đỏ… thì tôi không thể vẽ được. Và cũng từ đó, gần 100 bức tranh của tôi chỉ có cảnh vật VN. Tôi trở thành họa sĩ đầu tiên sử dụng katazome trong hội họa (trước đó kỹ thuật này chỉ được sử dụng để vẽ kimono) và cũng là người đầu tiên sử dụng kỹ thuật này để vẽ về một đất nước khác. Tuy nhiên, kỹ thuật này không được trọng dụng trong mỹ thuật vì tốn nhiều công sức, mất 18 công đoạn và 2-3 tháng/tác phẩm. Chưa kể phải đến khi tác phẩm ở giai đoạn cuối mới biết mình có thành công hay không.

Đối với tôi, một số phong cảnh VN hay kỹ thuật katazome đều đang dần mất đi. Tôi muốn sử dụng chúng để vĩnh viễn lưu giữ lại trong tác phẩm của mình những gì tôi yêu mến, đam mê.

Những thành phố vĩnh hằng - Tin180.com (Ảnh 2)

Nữ họa sĩ Toba Mika – Ảnh do nhân vật cung cấp

Họa sĩ – nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng:

Làm cho cảnh vật bộc lộ rõ đời sống người Việt

Katazome, loại hình tranh nhuộm màu đặc trưng của Nhật Bản, có nhiều điểm tương đồng với kỹ thuật in trên vải mộc của người Mông. Khi thực hiện các tác phẩm về Hà Nội, Toba Mika chụp ảnh, xử lý trên đồ họa vi tính, chuyển sang trổ khuôn, khắc và in trên lụa những cảnh vật được quan sát rất kỹ sao cho bộc lộ rõ đời sống thực tại của người Việt. Người dân tộc VN dùng sáp để in hoa văn đơn giản, còn hoa văn phức tạp phải tự thêu tay.

Trong tranh của Toba Mika, tôi đặc biệt ấn tượng với cách cô xử lý ánh sáng, nhất là ánh nắng rực rỡ. Một bức tranh muốn diễn tả được ánh nắng phải có sắc độ, nhiều sắc độ nghĩa là cần nhiều khuôn, nhiều lớp màu, nhưng quá nhiều màu ở công đoạn cuối sẽ hỏng tranh. Sử dụng màu ở mức độ vừa đủ hẳn là kinh nghiệm hoàn toàn cá nhân của Mika. Trong triển lãm này, cô cũng cho bày những chiếc khuôn do mình tự tay trổ, rất đẹp và quy mô.

(theo tuoitre)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.