Những hình ảnh rõ nét nhất từ trước tới nay được chụp bằng công nghệ tia laze Lunar Orbiter Laser Altimeter (LOLA) trên tàu thăm dò LRO của NASA cho thấy bề mặt bên phía xa của Mặt trăng cũng bao gồm rất nhiều các hố thiên thạch khổng lồ.
Phần tối phía cực nam của Mặt trăng
Tiến sĩ Gregory Neumann, thuộc trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA, cho biết: “Sau một năm thu thập, chúng tôi đã có gần 3 tỷ dữ liệu từ máy đo LOLA trên tàu vũ trụ LRO. Chúng tôi mong đợi sẽ tiếp tục công việc với tốc độ này trong 2 năm tiếp theo để hoàn thành nhiệm vụ và xa hơn nữa. Ở gần các cực, hy vọng có thể cung cấp một khả năng định vị gần giống như GPS”.
Tiến sĩ Gregory Neumann cũng cho rằng những bức ảnh với độ phân giải cao này sẽ là những cơ sở quan trọng để các nhà khoa học đưa ra những kế hoạch đưa robot và con người lên khám phá khoảng tối của Mặt trăng trong tương lai.
Phần tối phía cực bắc của Mặt trăng
Được biết, Công nghệ chụp ảnh laze trên tàu LRO hoạt động bằng việc gửi một xung laze qua một thấu kính quang học. Tại đây xung sẽ được tách thành 5 tia. Cả 5 tia sẽ đều tiếp xúc với bề mặt Mặt Trăng và sau đó quay trở LOLA. Sau đó, LOLA sẽ xác định thời gian tia đi đến bề mặt, tính toán tốc độ ánh sáng.
(theo bee)