ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Cơ Duyên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vai trò trong gia đình 
Tuesday, January 4, 2011 15:28
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Các mối quan hệ trong hôn nhân có thể được xếp thành từng nhóm khác nhau tùy vào vai trò của vợ hay chồng. Vai trò đó lại bị chi phối bởi tích cách của vợ, chồng, tình trạng kinh tế xã hội của mỗi người và nhiều lý do khác.

Theo các nhà tâm lý học, trong gia đình, mỗi người đều đóng “một vai” nào đó của mình, và những vai này nói chung phải làm hài lòng cả hai. Dù vậy, mỗi nhóm quan hệ vợ chồng đều có những cạm bẫy của nó mà bạn cần phải nhớ.

Hãy xem xét vài loại vai trò phổ biến trong gia đình và hãy kiểm tra xem bạn có đang sở hữu những vai đó hay không?

Bạo chúa và nô lệ. Người chồng trong gia đình như thế luôn là người đứng đầu. Anh ta có quyền quyết định tất cả những việc quan trọng, thậm chí quyết định giùm cho bạn mọi việc – mua gì, đi du lịch đâu, chơi với ai … Cũng như thế, trong lĩnh vực tài chính, hoặc là bạn ở nhà làm nội trợ, nuôi con, hoặc bạn phải đưa hết tiền lương cho anh ta để anh ta cai quản. Kiểu hôn nhân này điển hình cho gia đình của các doanh nhân lớn và các nhà chính trị.

Vai trò trong gia đình   - Tin180.com (Ảnh 1)

Ưu điểm: Thông thường, trong gia đình có người chồng là chủ sẽ không có vấn đề về tài chính, và vợ của anh ta sẽ không bao giờ phải làm những việc của đàn ông, ví dụ như đóng đinh chẳng hạn. Trong trường hợp tệ nhất thì cũng sẽ có những người khác thay thế anh ta làm việc đó, những người thợ chuyên nghiệp!

Nhược điểm: Bạn sẽ thấy mình hoàn toàn phụ thuộc vào chồng. Hãy chuẩn bị cho thực tế là bạn phải xin anh ta tiền để mua cả những thứ rất nhỏ, và phải xin phép mỗi lần bạn muốn ghé thăm cha mẹ hoặc bạn gái của mình. Anh ta sẽ quy định cả cách ăn mặc và trang điểm của bạn, sẽ chỉ huy cả việc dạy dỗ con cái và xây dựng những kế hoạch cho tương lai mà không bao giờ hỏi ý kiến của bạn. Ngoài ra, không phải là không xảy ra chuyện vào một ngày đẹp trời, bạo chúa quyết định thay bạn bằng một ai đó và bạn trắng tay.

2. Nữ hoàng và kẻ sợ vợ.

Bạn là người đứng đầu trong gia đình. Chồng bạn không bao giờ làm gì mà không hỏi ý kiến bạn. Lương bổng anh ta đưa cho bạn không thiếu một xu. Nếu bạn có ý định thảo luận với anh ta việc gì đó của gia đình, bạn sẽ nghe câu trả lời: “Em cứ làm như em muốn”

Ưu điểm: Với người đàn ông như vậy, nếu bạn biết cách quản lý anh ta, mọi việc sẽ vô cùng dễ dàng. Anh ta sẽ chiều theo mọi ý muốn của bạn và bạn không bao giờ phải nghe từ anh ta những phản ứng, chỉ trích hay chê bai.

Vai trò trong gia đình   - Tin180.com (Ảnh 2)

Nhược điểm: Bạn có nguy cơ có một ông chồng hoàn toàn bất lực, thậm chí tự hâm nóng bữa ăn của mình cũng không thể làm được. Và có một thực tế là bạn đừng mong rằng một anh chồng yếu ớt đến như thế sẽ kiếm tiền và nuôi sống gia đình của bạn. Có thể vai trò đó sẽ nghiễm nhiên là của bạn, vì bạn là người đứng đầu trong nhà. Ông chồng đó sẽ đồng ý với bạn ở tất cả mọi điều, và … không làm gì cả, bởi như thế thì dễ dàng hơn với anh ta. Hãy cẩn thận!

3. Hôn nhân bình đẳng. Bạn có thể hỏi ý kiến anh ấy về tất cả mọi việc, việc nhà được phân chia cho cả hai, ngân sách gia đình chung.

Ưu điểm: Nhìn thoáng qua, đây là mối quan hệ lý tưởng. Không ai phải chịu đựng ai.

Vai trò trong gia đình   - Tin180.com (Ảnh 3)

Nhược điểm: Thưc ra, như chúng ta biết, một cuộc hôn nhân hoàn hảo là không có thực. Vấn đề có thể phát sinh nếu bỗng một trong hai bạn vì lý do gì đó sẽ không thể tiếp tục đóng góp và người kia sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về gia đình. Tất nhiên điều này không luôn luôn xảy ra.

4. Vợ chồng – kẻ thù. Đây là mối quan hệ hôn nhân xấu nhất. Các bạn hầu như không thể chịu đựng nổi nhau, đó là một cuộc chiến tranh: “Anh đừng có rải vớ bẩn khắp phòng,” “Sao em không ủi áo cho anh”, các cuộc nói chuyện thường ở tông giọng cao, các bạn cãi nhau vì tất cả mọi thứ, và có vẻ có ai đó sắp sập cửa lại sau lưng.

Ưu điểm: Đôi khi chúng ta đơn giản là muốn “hạ hỏa”. Và tốt nhất là… cãi nhau với người trong nhà. Thêm vào đó, đôi khi các cuộc cãi vã lại được hòa giải nhanh chóng bằng… những thân mật gần gũi vợ chồng .

Vai trò trong gia đình   - Tin180.com (Ảnh 4)

Nhược điểm: Bạn có tiếc cho thần kinh và sức khỏe của mình không? Tâm trạng riêng của bạn không phải luôn luôn trùng với tâm trạng của chồng, đôi khi bạn muốn thư giãn và nghỉ ngơi, nhưng nhà thì lúc nào cũng như ngọn núi lửa đang trào …

Cần phải nói rằng, dù hôn nhân của bạn thuộc kiểu nào đi chăng nữa, nếu bạn vẫn còn ở bên nhau thì có nghĩa là vẫn còn gì đó khiến cả hai bạn vẫn có phần nào đó hài lòng. Ly hôn xảy ra nếu một trong hai người không còn khả năng chịu đựng được nữa hoặc họ không muốn vai trò cũ. Có lẽ khi bạn đã kết nối tình cảm với nhau, điều đó cũng hoàn toàn không dễ dàng gì. Nhưng dần dần các nô lệ cũng mệt mỏi việc phải làm vui lòng bạo chúa, kẻ sợ vợ chán bị nữ hoàng ăn hiếp, còn vợ chồng – kẻ thù muốn có một cuộc sống yên tĩnh hơn… Và thế một trong hai (hay cả hai) tìm thấy điều gì đó bên ngoài dễ chịu hơn… Rồi “bộ phim mới” bắt đầu, lần này với các nhân vật hoàn toàn khác… Hãy suy nghĩ về điều đó: làm thế nào để bạn cảm thấy thoải mái trong bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống chung. Nếu mối quan hệ không làm bạn căng thẳng, bạn có thể tiếp tục vài trò của mình lâu hơn và… thuần thục hơn

Khánh Chi
(Theo misus.ru, phunuonline)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.