Và ảnh hưởng đầu tiên được ghi nhận là ở Trung Quốc. Tân Hoa xã dẫn nguồn cơ quan khí tượng học Trung Quốc (CMA) cho biết, chùm lửa mặt trời đã ảnh hưởng tới hoạt động truyền tín hiệu ở miền nam Trung Quốc vào ngày thứ ba vừa qua.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA khẳng định rằng vụ phóng chùm lửa xảy ra vào ngày thứ hai vừa qua và là chùm lửa mạnh nhất, lớn nhất trong 4 năm qua. Các nhà khoa học dự đoán sự kiện này là do có hoạt động mạnh ở bán cầu bắc Mặt trời.
“Những chùm lửa loại X mạnh nhất trong tất cả các sự kiện của mặt trời mà chúng có thể gây mất tín hiệu radio và tạo ra những cơn bão bức xạ kéo dài”, làm gián đoạn viễn thông cũng như mạng lưới điện, NASA cho hay.
Các chùm lửa mặt trời được phân ra thành các loại A, B, C, M hoặc X, và loại sau lớn hơn loại trước 10 lần.
NASA cũng cho biết chùm lửa mặt trời đã gây ra “sự nhiễu loạn điện ly đột ngột” trong bầu khí quyển bên trên Trung Quốc và CMA cảnh báo nhiều khả năng các chùm lửa mặt trời lớn sẽ xuất hiện trong vòng 3 ngày tới.
Đài quan sát động lực học mặt trời của NASA quan sát thấy Mặt trời đã “nhả” ra một vòng tròn lửa lớn, bừng sáng và nó đang tiến về phía Trái đất với tốc độ 900km/s.
Chùm lửa hôm thứ hai được bắn ra từ bán cầu nam của Mặt trời, bán cầu cho đến nay ít có hoạt động bắn lửa hơn bán cầu bắc. Hoạt động xảy ra khi các nhà khoa học quan sát được rất nhiều chùm lửa loại M và C trong những ngày gần đây.
Một trận bão từ do một vụ phun trào tương tự của Mặt trời vào năm 1973 đã khiến 6 triệu người ở tỉnh Quebec, Canada, sống trong bóng tối.
(theo dantri)