ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Teen tìm cách “đối phó” với… thời tăng giá
Friday, February 25, 2011 14:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ăn uống, mua sắm, đi lại… cái gì cũng đắt hơn. Chuyện “đau đầu vì tiền” không chỉ là nỗi niềm của người lớn, mà teen cũng đang phải tìm cách “đối phó”

“Nỗi niềm tăng giá”

Nếu nhưhồi còn nhỏ, chuyện tăng giá đều là những chuyện mang tầm vĩ mô đối với bọn mình, thì bây giờ, chuyện tăng giá và tiền nong đã đủ sức mạnh để khiến cho cả teen chúng mình phải lao đao. Nhất là mỗi dịp sau Tết, cái gì cũng lên giá vù vù, còn tâm trạng của teen thì cũng… đi xuống vù vù.

Hồng Ngân (15t) than thở: “Mình và hội bạn vẫn quen ăn nem chua rán và uống trà sữa ngoài cổng trường khi tan học, nó gần như trở thành thói quen hàng ngày rồi í. Nhưng nghỉ Tết xong, đi học lại thì ôi thôi, nem chua rán từ 2,5K/cái đã lên giá thành 3K, có nơi 4K. Một cốc trà sữa nhỏ hồi trước có giá 8-9K, bây giờ toàn 10,11K, mà kích cỡ vẫn như thế, hic. Chắc từ giờ phải bỏ thói quen hàng ngày này thôi.”

Teen tìm cách ’đối phó’ với... thời tăng giá - Tin180.com (Ảnh 1)
Nộm bò khô từ 20K đã tăng thành 25K

Khảo sát nhỏ của chúng tớ ở những chỗ teen hay ăn uống như trà chanh, trà sữa, nem chua, chè các loại, hay những cửa hàng lưu niệm, chỗ gửi xe… hầu hết giá cả đều tăng lên sau Tết, ít thì 1-2K, nhiều thì chục nghìn. Lí do cho việc tăng giá thì cũng vô vàn. Hỏi một số người bán hàng về nguyên nhân tăng giá sau Tết, phần lớn câu trả lời đều là “Xăng dầu tăng nên mọi thứ đều tăng.

Teen<br />
tìm cách ’đối phó’ với... thời tăng giá - Tin180.com (Ảnh 3)
Những “phố ăn uống” như thế này bây giờ cũng vắng đi một chút

Teen phát hoảng vì chuyện ví tiền

Hàng hóa lên giá đã khổ, các dịch vụ khác tranh thủ đội giá lên theo cũng làm teen điêu đứng. Nhất là trong hoàn cảnh “cầu” thì vẫn có nhưng “cung” thì không đủ điều kiện. Các bạn gái thì đau đầu chuyện chi tiêu vặt và mua sắm. “Từ sau Tết đến giờ, mình hạn chế lượn lờ mua sắm đi nhiều. Phần vì sợ tốn xăng, nhưng cũng vì mọi thứ đều đắt đỏ. Phụ kiện, túi, hộp bút, sơn móng tay, đồ trang trí… hạn chế được bao nhiêu càng tốt. Dạo này mình cũng bỏ thói quen đến mấy shop quần áo quen, vì chỉ ngắm mà không dám mua thì… đau lòng lắm!” – Thu Trang (17t), một “shopaholic”, buồn bã nói.

Còn con trai thì cũng khổ sở không kém đâu nhé. “Ăn bát phở từ 20K lên 30K, bánh mì từ 6K lên 8K, thậm chí uống cốc trà đá từ 2K cũng lên 5K. Muốn ăn uống đủ chất cũng không được ấy chứ, vì… xót cái ví tiền quá. Lại thêm chuyện xăng vừa tăng nữa, chắc đợt này phải… cất xe máy, đạp xe đi học mất.” – Quang Anh (18t) nói. Chưa hết, hội con trai còn có “nỗi khổ tâm” lớn hơn nhiều, vì sau Tết gắn liền với các ngày lễ, hết Lễ tình nhân 14/2 đến Quốc tế phụ nữ 8/3. Giá tăng, nhưng tình yêu thì nhất quyết không được giảm, nên chắc là sau đợt 8/3 sắp tới, khối chàng sẽ phải chịu cảnh “cháy túi” đây

Teen tìm cách ’đối phó’ với... thời tăng giá - Tin180.com (Ảnh 5)
Giá cả tăng cao, teen đành bỏ bớt thú vui la cà ăn uống

Liệu có cách giải quyết nào không nhỉ?

Tất nhiên là chúng mình không thể hạ thấp giá cả hàng hóa xuống được, cũng không nên vòi vĩnh thêm tiền của bố mẹ – vốn đã “đau đầu” sẵn vì chuyện tăng giá rồi. Nhiều teen đã nghĩ đến giải pháp đi làm thêm tự lo chi phí tiêu vặt của bản thân. Một số công việc phổ biến là: bán hàng ở các cửa hàng đồ ăn nhanh, làm thêm ở rạp chiếu phim, bán hàng ở shop quần áo… Thu nhập kiếm được cũng có thể giúp các bạn vượt qua cơn “bão giá”, và cũng khiến teen học được thêm nhiều điều nữa, đây là việc rất đáng hoan nghênh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một số bạn lại định… nhịn ăn sáng, hoặc chịu đạp xe vài cây số đi học, thì cũng không nên chút nào. Hoàn toàn không nên nhịn ăn sáng bạn nhé, sẽ ảnh hưởng đến cơ thể và khả năng làm việc của cả ngày đấy. Nếu bạn không có đủ sức khỏe, thì đừng vì chuyện tiếc tiền xăng mà hành hạ bản thân phải hùng hục đạp xe đi học, đến trường là mệt bở hơi tai rồi, làm sao còn sức để tập trung nghe giảng nữa chứ? Thay vào đó, có rất nhiều cách khác để tiết kiệm chi phí mà: hạn chế ăn quà vặt, hạn chế mua sắm, sử dụng đồ tiết kiệm và giữ gìn cẩn thận hơn để không mất… Giờ nghỉ trưa giữa hai ca sáng-chiều, thay vì đi ăn ngoài hoặc fast food, tại sao bạn không rủ bạn bè cùng nhau đi ăn cơm ở trường, vừa đủ chất, lại rẻ và cả lũ có dịp ngồi nói chuyện rôm rả với nhau nữa.

Nếu nghĩ tích cực hơn một chút, bạn sẽ thấy việc tăng giá cũng có mặt tích cực của nó: teen girl hạn chế ăn quà vặt đi thì sẽ… giảm cân được này, rồi đi bộ nhiều hơn trước cũng là cách tập thể dục luôn, không mất nhiều thời gian vào việc online Facebook nữa (để tiết kiệm điện) thì sẽ có nhiều thời gian học bài hơn… Nói là “liệu pháp mát xa tinh thần” trong cơn bão giá thì nghe hơi to tát, nhưng thực ra điều quan trọng nhất là teen mình luôn lạc quan và giữ nụ cười trên môi là được mà. Tuổi chúng mình mà cứ để chuyện tăng giá ảnh hưởng đến tinh thần thì cũng không nên, bạn nhé!

(theo kenh14)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.