|
Minh họa hành tinh nổi. (Nguồn: Nasa) |
Kết quả phát hiện những hành tinh có kích thước tương đương sao Mộc vừa đăng trên tạp chí Nature được các nhà khoa học cho là mang ý nghĩa sâu sắc, mở ra một chương mới trong lịch sử dải ngân hà.
Những hành tinh khí này được phát hiện bởi các nhà khoa học máy tính ở ĐH Massey và nhà vật lý vũ trụ Ian Bond, thông qua sự trợ giúp của một phần mềm.
Khoảng cách từ trái đất tới những hành tinh này là khoảng 25.000 năm ánh sáng, tương đương 1/3 quãng đường từ trái đất tới trung tâm dải ngân hà. Những hành tinh này không thể thấy bằng mắt thường, vì chúng không phát ra ánh sáng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng những hành tinh trôi nổi nhỏ hơn, có kích thước tương đương Trái đất, có thể có sự sống, mà đến nay giới khoa học chưa phát hiện ra.
Bond nói rằng những hành tinh đó có thể bị đẩy ra khỏi hệ mặt trời do lực hấp dẫn tương tác với những hành tinh hay ngôi sao khác, hoặc có thể được tạo thành từ những quả bóng bụi và khí vỡ ra, nhưng không đủ lớn để đốt cháy năng lượng hạt nhân và tự tạo ra ánh sáng.
Theo Đất Việt